Việc phân chia DSCV theo ngành kinh tế giúp cho Ngân hàng biết được ngành nghề nào cần quan tâm hơn và ngành nghề nào cần duy trì mối quan hệ lâu dài để từ đó có chính sách phát triển phù hợp. Mặt khác, khi phân tích số liệu này sẽ giúp cho Ngân hàng thấy được DSCV qua từng năm của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau phụ thuộc như thế nào vào sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau. Cụ thể tình hình cho vay theo ngành kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Doanh số cho vay trung dài hạn theo ngành nghề kinh doanh
của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau qua 3 năm ( 2009 - 2011)
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh
Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay trung dài hạn theo ngành nghề kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau qua 3 năm từ 2009 - 2011
- N,L,NN-TS: Đây là những ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh Cà Mau nên DSCV luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng DSCV trung dài hạn của Ngân hàng. Cụ thể, DSCV năm 2009 theo ngành này là 131.613 triệu đồng. Năm 2010 thì DSCV đạt 354.562 triệu đồng tăng 222.949 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân hoạt động trong ngành N,L,NN-TS đã tiếp cận nhanh chóng với các phương thức nuôi trồng hiện đại, nhiều người đạt được năng suất cao, mở rộng sản xuất. Đến năm 2011 DSCV chỉ đạt 264.547 triệu đồng, giảm 25,39% so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của
Khoản mục Năm Chênh lệch
2009/2010 2010/20112009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % N,L,NN-TS 131.613 354.562 264.547 222.949 169,4 0 (90.015) (25,39) CN-CB 18.700 38.265 700 19.565 104,6 3 (37.925) (99,11) Xây dựng 7.422 55.516 6.850 48.094 647,9 9 (48.666) (87,66) TMDV & Ngành khác 69.962 115.199 99.522 45.237 64,66 (15.677) (13,61) Tổng DSCV 227.697 563.54 2 371.619 335.845 147,5 0 (191.923) ( 34,06)
chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ nên Ngân hàng đã chủ động giảm DSCV trung dài hạn để phòng ngừa rủi ro.
- CN-CB: DSCV trung dài hạn theo ngành này tăng lên và giảm xuống theo xu thuế kinh tế chung của toàn tỉnh. Cụ thể, DSCV năm 2010 đạt 38.265 triệu đồng với tốc độ tăng 104,63% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong tỉnh đã có nhiều tiến triển tốt cho ngành công nghiệp, và mặt khác là do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp làm cho nhu cầu vốn để đầu tư công nghiệp tăng. Đến năm 2011, DSCV chỉ còn 700 triệu đồng, giảm 99,11% so với năm 2011. Nguyên nhân là do những chuyển biến phức tạp của nền kinh tế nên Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn đối với ngành này để tránh rủi ro.
- Xây dựng: DSCV trung dài hạn theo ngành này tăng giảm không ổn định. Trong năm 2009 chỉ đạt 7.422 triệu đồng. Năm 2010 lại tăng lên mạnh mẽ 55.516 triệu đồng với tốc độ tăng 647,99% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn để xây dựng, sửa chữa nhà cửa của người dân trên địa bàn tăng, các công trình cơ sở hạ tầng và đường giao thông trên địa bàn tỉnh được nâng cấp. Đến năm 2011 DSCV là 6.850 triệu đồng, giảm với tốc độ 87,66% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế đã tác động đến việc cho vay trung dài hạn theo ngành này cũng gặp nhiều khó khăn… nên Ngân hàng chỉ đầu tư vào các khoản cho vay ngắn hạn theo ngành này.
- TMDV & Ngành khác: Đây cũng là ngành đang rất phát triển ở địa bàn tỉnh như cho vay mua xe tải, cho vay xuất khẩu lao động… nó được thể hiện qua DSCV đối ngành này tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau. Cụ thể, trong năm 2010 DSCV trung dài hạn theo ngành này đạt 115.199 triệu đồng tăng 45.237 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã nhận thấy các khoản cho vay thương nghiệp, nhà hàng khách sạn… là lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng nên đẩy mạnh cho vay hình thức này. Đến năm 2011, do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn tỉnh nên Ngân hàng cũng giảm DSCV theo ngành này xuống còn 99.522 triệu đồng với tốc độ giảm là 13,61% so với năm 2011. Tuy nhiên, DSCV trung dài hạn theo ngành này vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng sẽ tăng mạnh trong tương lai.