NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH CÀ MAU 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 48 - 49)

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 Tồn tại và nguyên nhân

Qua quá trình phân tích cho thấy tình hình vốn huy động của Ngân hàng đã có những tiến triển tốt. Tuy nhiên Ngân hàng vẫn còn sử dụng số lượng lớn nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng trụ sở, dẫn đến Ngân hàng không tự chủ được nguồn vốn, phụ thuộc vào nguồn vốn, gặp nhiều khó khăn khi cho khách hàng vay vì đợi nguồn vốn điều chuyển về. Mặt khác, nguồn vốn điều chuyển có chi phí sử dụng cao hơn nguồn vốn tại chỗ, từ đó làm lãi suất cho vay tại Ngân hàng tăng cao, khó khăn trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngoài NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau, còn rất nhiều NHTM khác đang hoạt động trên địa bàn như: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long… và mới đây là Ngân hàng Kiên Long, các Ngân hàng này luôn cạnh tranh gay gắt với NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau, vì điều có chung một mục tiêu là huy động vốn và cho vay. Đặc biệt các Ngân hàng này rất có kinh nghiệm trong việc quảng bá thương hiệu, áp dụng các chính sách lãi suất huy động, lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là một công cụ quan trọng giúp Ngân hàng quản lý hoạt động tín dụng của mình, đồng thời cũng là công cụ quan trọng để cạnh tranh với các Ngân hàng khác theo hướng tích cực. Do vậy nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu vốn vay lớn, bởi lẽ chênh lệch lãi suất rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến chi phí nên họ rất thận trọng trong việc lựa chọn Ngân hàng giao dịch. Đó là lý do tại sao hiện nay các Ngân hàng chạy đua về lãi suất để lôi kéo khách hàng, và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn Ngân hàng cần có những chính sách lãi suất thật phù hợp đối với từng khoản vay khác nhau nhằm đáp ứng triệt để các khoản vay khác nhau của khách hàng.

NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau chưa được NHNo&PTNT Việt Nam phân bổ nguồn vốn dài hạn. Vì vậy , có một số trường hợp doanh nghiệp, hộ sản xuất có nhu cầu và có đủ điều kiện nhưng chưa thực hiện được đầu tư.

Số lượng CBTD rất mỏng trong khi địa bàn rộng lớn, trãi dài điều này làm giảm đi tính hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng để tư vấn cho vay và việc thẩm định sẽ khó khăn, tốn nhiều chi phí, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Mặc dù tổng thu nhập của Ngân hàng tăng mạnh qua từng năm, song song với đó là tổng chi phí của Ngân hàng cũng tăng cao làm giảm lợi nhuận thu được của Ngân hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục trong việc cắt giảm những chi phí không hợp lý.

Do ảnh hưởng của tình hình lạm phát, đặc biệt là năm 2011 làm cho giá cả tất cả các mặt hàng ngày cang leo thang, các doanh nghiệp nhỏ lẽ bị thua lỗ nên không thể trả được nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ xấu có thể tăng cao, làm kém chất lượng tín dụng. Đây cũng là một dấu hiệu cần lưu ý đối với Ngân hàng trong tương lai để kìm hãm nợ xấu trong năm 2012.

3.1.2 Phương hướng và nhiệm vụ của Ngân hàng

3.1.2.1 Phương hướng

- Ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp – nông thôn, cho xuất khẩu, DNNVV.

- Sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp, tăng cường khâu đào tạo sản phẩm mới đối với cán bộ nghiệp vụ, Thay đổi mạnh tác phong giao dịch và tiếp cận theo hướng “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 48 - 49)