kinh tế
Trong giai đoạn 2009 – 2011, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau luôn chú trọng mở rộng, quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn như DNNQD, cá nhân, hộ sản xuất... Tình hình cụ thể về DSCV theo thành phần kinh tế được thể hiện như sau:
Bảng 2.5: Doanh số cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế của
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau qua 3 năm (2009 - 2011)
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch
2009/2010 2010/20112009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % DN Nhà nước - - - - - - - DNNQD 34.716 125.850 26.903 91.134 262,51 (98.947) (78,62) Cá nhân, HSX 192.981 437.692 344.716 244.711 126,81 (92.976) (21,24) Tổng DSCV 227.697 563.542 371.619 335.845 147,50 (191.923) (34,06)
Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh
Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau qua 3 năm từ 2009 – 2011
Qua bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.5 ta thấy, DSCV trung dài hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng biến động không ổn định qua từng năm, cụ thể như sau:
- DN Nhà nước: Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng DSCV và không phát sinh trong những năm qua tại Ngân hàng. Vì loại hình doanh nghiệp này trên địa bàn tỉnh là rất ít, hiệu quả kinh doanh lại không cao nên Ngân hàng không còn đầu tư vốn đối với thành phần kinh tế này nữa.
- DNNQD: DSCV trung dài hạn theo loại hình này chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng DSCV tại Ngân hàng, về tình hình cho vay thì loại hình này DSCV biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm nhất định mà có sự tăng lên sau đó lại giảm xuống. Cụ thể, năm 2009 thì DSCV theo loại hình này là 34.716 triệu đồng, đến năm 2010 thì tăng mạnh đạt 125.850 triệu đồng tăng lên 91.134 triệu đồng, với tốc độ 262,51% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 kinh tế trong tỉnh đã dần ổn định nên Ngân hàng đã có những chính sách tăng trưởng cho vay đối với DNNQD. Đến năm 2011 thì DSCV đã giảm xuống 98.947 triệu đồng so với năm 2010 và chỉ đạt 26.903 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ nên Ngân hàng đã chủ động giảm DSCV trung dài hạn để phòng ngừa rủi ro.
- Cá nhân, HSX: DSCV trung dài hạn theo loại hình luôn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV trung dài hạn theo thành phần kinh tế. Về tình hình cho vay thì cũng giống như DNNQD loại hình này cũng biến động thất thường theo tình hình kinh tế của tỉnh. Cụ thể, năm 2010 DSCV theo loại hình này đạt 437.692 triệu đồng, với tốc độ tăng là 126,81% tương đương với 244.711 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, DSCV chỉ đạt 344.716 triệu đồng giảm 92.976 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chính vẫn là do Ngân hàng đã chủ động thực hiện giảm DSCV trung dài hạn để phòng ngừa rủi ro.