Phương hướng

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 60 - 67)

Trên cơ sở khẳng định những thành tựu và chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới vừa qua, Đảng chỉ rõ sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu sự gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng, được coi là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Vì vậy, phải tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực: phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Đây là những tư tưởng cơ bản, cốt lõi có ý nghĩa chỉ đạo chiến lược cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Từ đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã xác định: “Phương hướng chung

của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư,

tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.[ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ X].

Về phương hướng xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay, chúng ta cần nhấn mạnh hai điểm sau:

Thứ nhất, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta phải phát huy chủ

nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đây là thời kỳ hoà bình và xây dựng đất nước nhưng không phải là thời kỳ nghỉ

ngơi, hưởng lạc mà là thời kỳ mở ra một cuộc chiến đấu mới chống lại nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước phát triển giàu mạnh.

Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này, chủ nghĩa yêu nước, sự thông minh và giàu năng lực sáng tạo của nhân dân, truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường là cơ sở tạo nên sự thống nhất về

ý chí, bản lĩnh của dân tộc trong quá trình đấu tranh gian khổ, vất vả, đầy

thách thức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu nước, bổ sung những nội dung mới vào khái niệm yêu nước, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tư tưởng cách mạng và tiến bộ của thời đại; giáo dục tinh thần tự hào, tự tin dân tộc, tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn; bồi dưỡng quyết tâm chính trị, xây dựng ý chí và bản lĩnh của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu mới này là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta.

Thứ hai, về hành động, chúng ta phải chủ động, tích cực, sáng tạo

hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điều kiện và cơ hội nhiều hơn nữa để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ở đây, cần phát huy tính tích cực chính trị của công dân, chú

trọng tới các phong trào quần chúng trong tổ chức và xây dựng sự nghiệp

phát triển văn hoá, làm cho văn hóa gắn kết chặt và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội.

2.4.2. Giải pháp

Ngày nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, đứng trước xu thế toàn cầu hóa, trong khi nền kinh tế nước ta còn thấp kém so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Để văn hóa phát huy đúng nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội, trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong Nghị quyết lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã đưa ra bốn giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa như sau:

Một là, mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi

đua yêu nước và phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hoá" bằng nhiều hình thức phong phú. Phát động phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, hướng vào cuộc thi đua yêu nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hai là, Nhà nước cần ban hành các luật, chính sách về phát triển

văn hóa dân tộc ở trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. Hoàn chỉnh các quy chế, quy định về tổ chức và hoạt động lễ hội, việc tang, việc cưới, … phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống. Từng bước xây dựng các chuẩn mực văn hóa mới ở cơ sở. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực, nhất là các nguồn lực trong nhân dân nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Có chính sách bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt lưu ý sưu tầm, lưu truyền nền văn hóa phi vật thể. Ban hành chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế về văn hóa.

Ba là, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa.

Tăng cường mức chi cho hoạt động văn hóa từ nguồn ngân sách nhà nước, cả về chi thường xuyên và chi cho phát triển văn hóa. Nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý và nghiệp vụ

ở các cơ quan quản lý văn hóa. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ các cơ quan quản lý văn hóa; các trường, khoa đào tạo về văn hóa.

Bốn là, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.

Trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, yêu cầu Đảng ta phải tăng cường nâng cao vai trò lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa. Nhận thức đúng đắn về vai trò văn hóa cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Các tổ chức cơ sở Đảng cần thực hiện thường xuyên việc giáo dục lý tưởng cách mạng, về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước cho cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII đã xác định: để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy: “Đảng ta là đạo

đức, là văn minh”. Phải đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí

Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Gương mẫu là một nội dung, một phương thức trọng yếu trong công việc lãnh đạo của Đảng.

Như vậy, Nhìn lại các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta thấy Đảng ta luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất một cách chủ động sáng tạo các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xây dựng những nhiệm vụ, nội dung và giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn cách mạng, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa đảm bảo sự phát triển để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính nhờ sự sáng tạo và năng động đó, đường lối văn hóa của Đảng đã đáp ứng đúng nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân, được nhân dân hưởng ứng và nhiệt tình thực hiện, tạo thành một sức mạnh mới để làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố hệ thống chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng, góp phần to lớn vào sự phát triển bền vững của đất nước.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

Tư tưởng của Người về văn hóa là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lâu thì tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam. Đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa cũng đã đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội và là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp tăng cường nền tảng tinh thần của xã hội trên con đường phát triển xứng đáng với tầm vóc thời đại và bản lĩnh văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Dù trong thời chiến hay thời bình Hồ Chí Minh luôn nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa và đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng phát triển thuần phong mỹ tục… đưa những giá trị văn hóa đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển.

Phát triển quan điểm của C.Mác: văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: văn hóa cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Bàn về chức năng của văn hóa, Người cho rằng: “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”,

“văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”, “văn hóa phải sửa đổi được tham những, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”. Đặc biệt hơn, xuất phát từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Người nhận thức văn hóa có nhiệm vụ là bảo vệ Tổ quốc và phụng sự nhân dân. Vì vậy, văn hóa cũng phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm: vì nhân dân phục vụ và phát huy sức mạnh của toàn dân làm văn hóa. Làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội…Hầu hết những luận điểm có tính chân lý này, Hồ Chí Minh đều đưa ra trong thời kỳ nước ta còn chống giặc ngoại xâm. Và thực tiễn đã chứng minh những luận điểm đó không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc. Vai trò của văn hóa đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử dân tộc. Từ việc nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta đã tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ them chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước.

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, mọi dân tộc dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác động của nó. Với xu thế giao lưu hội nhập giữa các quốc gia, dân tộc thì bản sắc văn hóa cũng đối diện với những khó khăn lớn, thậm chí có nguy cơ bị mai một. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của nền kinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những

giá trị văn hóa dân tộc, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nhận thức rõ điều đó, Đảng ta xác định vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết.

Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, tìm hiểu lối sống, nếp sống của Người cũng như việc vận dụng chúng trong mọi lĩnh vực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với sự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng cũng như những con người Việt Nam mới luôn là vấn đề thời sự, thể hiện tính cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải đào sâu suy nghĩ, kiên trì phấn đấu và noi theo. Đây là sự nghiệp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị. Nó đã và sẽ chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp của Đảng ta xây dựng văn hóa dân tộc nói chung và xây dựng văn hóa của Đảng nói riêng nhằm góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Hiện nay, Đảng nói riêng cũng như toàn bộ người dân Việt Nam nói chung đang và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chương trình văn hóa như: “Nối vòng tay lớn”, “Vượt lên chính mình”, “Mái ấm tình thương”… Nêu cao các khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của các yếu tố phản văn hóa, luôn nhớ rằng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hòa nhập chứ không hòa tan.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa có giá trị vô cùng to lớn đối với sự phát triển của dân tộc ta. Các giá trị văn hóa tinh thần của Người, về cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay, soi rọi vào mọi chủ trương, hành động trong công cuộc đổi mới. Những tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam để Đảng hoạch định ra các chính sách, chiến lược phát triển đất nước trong thời gian tới. Đồng thời, giúp chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 60 - 67)