Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 27 - 33)

biếng, phù hoa xa xỉ, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

1.2.5. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính củavăn hóa văn hóa

- Văn hóa giáo dục.

Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Bác viết: “Non sơng Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay khơng , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay khơng, chính nhờ một phần lớn ở cơng họ tập của các em”.

Chống giặc dốt là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, chỉ 1 ngày sau khi Tuyên ngôn Độc lập (3/9/1945), Bác đã coi giặc dốt là “nhiệm vụ cấp bách thứ hai, chỉ sau giặc đói là ưu tiên hàng đầu".

Về vai trị và mục đích của giáo dục: Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn

đều do giáo dục mà nên.” Và nền giáo dục trong tương lai phải thực hiện

được năm tiêu chí “Đức, trí, mỹ, thể, nghề”.

Về phương pháp giáo dục: những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Người nhấn mạnh: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”; “Học ở trường, học trong sách vở,

học ở nhân dân”; “Việc học phải lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ

đạo mà thêm vào”; “Học thầy không tày học bạn…”.

Người chỉ rõ: “Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù

đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song khơng được nói gàn, nói vịng quanh”. “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó

quyền tự do tư tưởng hố ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Từ đó, Hồ

Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tơn trọng ý kiến người khác, khơng nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, khơng tuyệt đối hố bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: “Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”. Cuộc đời và sự nghiệp của

Hồ Chí Minh ln là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại.

- Văn hóa văn nghệ.

Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh khơng chỉ là người khai sinh nền văn nghệ cách mạng Việt Nam mà còn là một chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều quan điểm lớn, sau đây là 3 quan điểm chủ yếu:

Một là, văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, tức là khẳng định vai trị, vị trí của văn hóa - văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng. Và ở tầm nhìn sâu xa hơn, Hồ Chí Minh cịn coi mặt trận văn hóa như một “cuộc chiến khổng lồ” giữa chính - tà, giữa cách mạng - phản cách mạng. Cuộc chiến đó sẽ rất quyết liệt và lâu dài, song rất vẻ vang. Trong cuộc chiến đó, người “nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phâm văn nghệ là vũ khí” đấu tranh. Trước khi giành được chínhquyền, văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh quần chúng, tập hợp lực lượng, cổ vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau khi có chính quyền, văn nghệ phải tham gia vào công cuộc bảo

vệ và xây dựng chế độ mới, xây dựng con người mới. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh u cầu “chiến sĩ nghệ thuật cần có lập

trường vững, tư tưởng đúng… đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” [6, 36].

Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

Thực tiễn đời sống nhân dân rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là sinh khí và chất liệu vơ tận cho văn nghệ sáng tác. Từ thực tiễn đó, bằng tài năng sáng tạo và tinh thần nhân văn của mình, văn nghệ sĩ có thể nhào nặn, thăng hoa, hư cấu tạo nên những tác phẩm trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Để làm được vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải thật hịa mình vào quần chúng, phải từ trong quần chúng ra, trở về nơi quần chúng, phải liên hệ và đi sâu vào đời sống nhân dân để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, học tập nhân dân và miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn đời sống thực tiễn của nhân dân.

Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.

Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng. Để đạt được mục tiêu này trong các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự thống nhất và hài hịa giữa nội dung và hình thức. Người nói: “Quần chúng mong muốn những tác

phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì mún xem, xem rồi thì bổ ích” [10, 646- 647].

Một tác phẩm hay là tác phẩm diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai cũng hiểu được và khi đọc xong phải suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, mang hơi thở thời đại, vừa phản ánh chân thật những gì đã có trong đời sống, vừa phê phán cái dở, cái xấu, cái sai, hướng nhân dân đến chân, thiện, mỹ vươn tới cái lí tưởng – đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Để thực hiện tính hướng đích này, các tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa

dạng, phong phú về hình thức và thể loại. Chính sự phong phú, đa dạng về hình thức và thể loại đã mở ra con đường sáng tạo không giới hạn cho các văn nghệ sĩ.

- Văn hóa đời sống.

Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy khơng phải là cái gì siêu sao, trừu tượng, mà lại được thể hiện ra ngay trong cuộc sông hằng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, dễ thấy. Đó chính là văn hóa đời sống. Gắn việc xây dựng nền văn hóa mới với xây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn, một giải pháp rất độc đáo của Hồ Chí Minh.

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu ra với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết, trong đó đạo đức mới giữ vai trị chủ yếu. Bởi vì, chỉ có dựa trên nền đạo đức mới, thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới. Đến lượt mình, đọa đức mới cũng chỉ có thể thể hiện trong lối sống và nếp sống.

Đạo đức mới: đạo đức cách mạng.

Người viết: “Đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, khơng phải vì danh vọng

của cá nhân mà là vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới.

Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội Đồng chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách

thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” [Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.3, tr.3]. Sau này, Người đã nhiều lần khẳng định: “Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở

thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”, “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới” [5, tr.104, 110].

Lối sống mới: là lối sống có lý tưởng, có đạo đức.

Đó cịn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình với tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh u

cầu phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại” - theo ngôn ngữ hiện nay là phong cách sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc, gọi chung là lối sống mới.

Phong cách sống mới theo Hồ Chí Minh, là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh, u lao động, biết q trọng thời gian, ít lịng ham muốn về vật chất, về chức - quyền - danh - lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thi cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến, trân trọng con người; với mình thì nghiêm khắc, chặt chẽ, với người thì độ lượng, khoan dung.

Phong cách làm việc, theo Hồ Chí Minh, là phải sửa đổi sao cho có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Đã là cán bộ cách mạng phải có phong cách sống và làm việc tốt, để làm gương cho dân.

Nếp sống mới: xây dựng nếp sống mới - nếp sống văn minh.

Là quá trình làm cho lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, đời sống mới khơng phải cái gì cũng bỏ hết, khơng phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi. Cái gì mà tốt, thì phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải bổ sung.

Xây dựng nền văn hóa mới, nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một cơng việc lâu dài và phải có phương pháp tốt. Cần phải phê phán gay gắt, bởi nếu khơng có sự giản dị, chúng ta sẽ đánh mất “hồn dân tộc”, đánh mất chính “tương lai” của chúng ta bằng sự lãng phí, cầu kỳ, hình thức.

Tóm lại, văn hố đời sống có thể biểu hiện ở riêng từng người, có thể chung từng nhà đến cả nước. Nhưng phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình. Nếu làm tốt thì Việt Nam trở nên một nước văn minh. Mà văn minh

thì nhất định thắng bạo tàn. Vì vậy, Đảng ta và mỗi cán bộ, đảng viên phải tự vươn lên, xứng đáng là đạo đức, là văn minh.

Như vậy, Hồ Chí Minh coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của lồi người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ nhận thức đó Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực: kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội cùng được coi trọng. Trong đó văn hóa ở vào vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trị đó, mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hịa quyện vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đỏa quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh cảu nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa phải “thiết

thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng” [10, 59], góp phần “soi đường cho quốc dân đi”.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định chính đời sống hiện thực là “kho tài nguyên vô tận” để khơi dậy những mạch nguồn sáng tạo.

Chương 2

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w