Quan điểm chỉ đạo và chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 38 - 46)

và phát triển nền văn hóa nước ta thời kỳ đổi mới

Xác định văn hóa là một mặt trận và trên cơ sở quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và việc xây dựng, phát triển văn hóa, Đảng ta ln coi trọng việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, lối sống có văn hóa trong q trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Từ Đại hội VI đến Đại hội XI, Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mới về đặc trưng của nền văn hóa mới mà chúng ta cần xây dựng; về chức năng, vai trị, vị trí của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta chủ trương: “…Xây dựng nền nếp sống và làm việc theo pháp luật, khôi phục trật tự, kỉ cương trong mọi hoạt động của nhà nước và sinh hoạt xã hội; nêu cao tính tự giác, ý thức tôn trọng của mỗi người kết hợp với các biện pháp giáo dục và hành chính của các tở chức xã hội và các cơ quan nhà nước. Sự quan tâm đến con người và thái độ tôn trọng lẫn nhau phải trở thành một tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong ác dịch vụ phục vụ đông đảo nhân dân”.

Cương lĩnh năm 1991 (được Đại hội VII thông qua) lần đầu tiên đưa ra quan niệm về nền văn hóa Việt Nam có đặ trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng, tính nhân dân được nêu ra trước đây. Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân

tộc trong nước, tiếp thu nững tinh hoa văn hóa nhân loại; chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và nhiều nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển. Đây là tầm nhìn mới về văn hóa phù hợp với tầm nhìn chung của thế giới đương đại.Từ đó, Đảng ta đã đưa ra các quan điểm chủ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa.

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Trong thời đại ngày nay, khi mà kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, nó làm lên sức sống mãnh liệt

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Theo ý kiến của nguyên Tổng Giám đốc UNESCO: văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của cá nhân và cả cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và nối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội - vì nó

được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc. Các giá trị này chi phối hằng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên trong xã hội bằng môi trường xã hội - văn hóa Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở tthanhf động lực

để phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnhđủ sức đề kháng và đẩy lùi các tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ. Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận động tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, phowngf xã văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa; nêu gương người tốt, việc tốt.

- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển.

"Văn hố là thứ cịn lại khi ta quên đi tất cả và là thứ vẫn còn thiếu khi ta đã học tất cả". Câu nói nổi tiếng này của Edouard Herriot nhà khoa

học - viện sỹ viện hàn lâm Pháp đã cho thấy rằng: cho dù con người đã học được rất nhiều điều trong cuộc sống song những hiểu biết về văn hố thì khơng bao giờ là đủ. Với văn hố, con người phải biết khơng ngừng chun tâm gọt giũa, bồi dưỡng và lĩnh hội. Bởi hành trình khám phá nó ln là một hành trình khơng có điểm dừng. Câu nói của Herriot đã khẳng định được giá trị và chức năng vô cùng to lớn của văn hố - thứ có sức sống bền vững, lan toả và trường tồn lâu dài qua thời gian. Cái khắc sâu, tồn tại bền bỉ nhất trong trí óc và suy nghĩ của chúng ta đó là văn hố. Đó cũng chính là thứ ở lại với con người trên bước đường hướng tới tương lai.Nguồn nội

sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tạo ra cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia, dân tộc chính là văn hóa.

Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong các giá trị văn hóa đang được phát huy. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế là trí tuệ, là thơng tin, là ý tưởng sáng tạo và đổi mới khơng ngừng thì một nước trở thành giùa hay nghèo khơng chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên, mà trước hết là có khả

năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động, không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề sản xuất ra hang hóa với số lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của những giá trị truyền thống, của đọa lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ…

Như vậy, nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới, sẽ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển.

Mục tiêu của văn hóa chính là xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 xác định: “phát huy tối đa nhân tố con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Đồng thời, nêu rõ yêu cầu: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hịa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI]. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa - xã hội mới đảm bảo sự bền vững, trường tồn.

Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là vấn đề bức xúc của mọi quốc gia. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước độc lập đang tìm con đường dẫn tói ấm lo, hạnh phúc, thì việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, chúng ta chủ trương phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể:

Phát triển tồn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, làm cho phát triển văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát

huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau: tài nguyên thiên nhiên, vốn… tuy nhiên những nguồn lực này đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vơ hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh khơng bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ khơng được sử dụng có hiệu quả nếu khơng có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa.

Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn

hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đảng ta đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình làng xã - Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan

dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hóa dân tộc cịn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” [Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII].

Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển đầy đủ và phong phú hơn trong các văn kiện của Đảng sau này. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: "Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo tồn dân xây

dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc". Hội nghị lần thứ

năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng

định: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục

tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra Kết luận Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5

(khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới. Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006)

khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.

Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo…, sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh

hoa văn hóa nhân loại, song phải ln ln phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn với giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Chủ động hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải đi liền với loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán và lề thói cũ.

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất àm đa dạng, là sự hịa quyện bình đẳng và phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất và củng cố sự thống nhất dân tộc.

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của tồn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng.

Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đều tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Cơng dân, nơng dân, trí thức là nền tảng khối địa đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27 (6/8/2009) về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy

mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định rõ những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w