Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được, do tác động tiêu cực từ những mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, lĩnh vực văn hóa đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Hạn chế:
So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước sự biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa cịn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng. Đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại khơng nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân.
Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Nhiệm vụ, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Mơi trường văn hóa bị ơ nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa ngày càng phong phú nhưng cịn rất thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc trong đời sống.
Việc xây dựng thể chế văn hóa cịn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước. Chính sách khuyến khích và đầu tư xã hội cho phát triển văn hóa cịn chưa rõ. Quản lý văn hố, văn nghệ, báo chí, xuất bản cịn thiếu chặt chẽ. Mơi trường văn hố bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại.
Cuối cùng, là tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa - tinh thần ở nhiều vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.
Như vậy, những hạn chế trên chính là những nguy cơ tiềm ẩn almf xói mịn văn hóa, làm cản trở bước đường đi tới hnahj phúc và phồn vinh của dân tộc ta. Chính vì vậy, việc cần phải có những giải pháp khắc phục yếu kém trong lĩnh vực văn hóa đi đơi với việc phát huy những thành tựu cơ bản đã đạt được, làm cho văn hóa thể hiện được sư mệnh cao cả trong sự nghiệp chung là mối quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
- Những nguyên nhân chủ yếu
Những tư tưởng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa một mặt đã chứng tỏ đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta đa và đnag phát huy tác dụng tích cực, định hướng đúng đắn cho sự phát triển đời sống văn hóa xã hội; một mặt khác đó là kết quả của sự tham gia tích cực của nhân dân và những nỗ lực to lớn của các lực lượng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, những mặt chưa làm được còn nhiều, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống. Nguyên nhân của thực trạng yếu kém đó là:
Về khách quan:
Sự sụp đổ ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã gây xáo động lớn về tư tưởng, tổ chức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mặt khác các thế lực thù địch ráo riết chống phá ta trên mặt trận tư tưởng văn hóa nhằm thực hiện “diễn biến hịa bình”.
Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực to lớn, cũng đã bộc lộ những mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta. Hơn thế, nước ta còn nghèo, nhu cầu văn hóa của nhân dân rất lớn nhưng khả năng đáp ứng
còn hạn chế do thiếu điều kiện và phương tiện vật chất cần thiết.
Về chủ quan:
Các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hóa chauw được quán triệt đầy đủ và cũng chưa thực hiện nghiêm túc. Bệnh chủ quan, duy ý chí trong quản lý kinh tế - xã hội cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài 20 năm đã tác động tiêu cực đến việc phát triển khai đường lối phát triển văn hóa. Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có biểu hiện xa rời đời sống, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, thị hiếu thấp kém.
Trong lãnh đạo và quản lý có những biểu hiện bng lỏng, né tránh, hữu khuynh. Trong các hoạt động kinh tế chưa chú ý đến các yếu tố văn hóa, các yêu cầu phát triển văn hóa tương ứng. Mức đầu tư ngân sách cho văn hóa cịn thấp. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ làm cơng tác văn hóa cịn nhiều bất hợp lý. Những lệch lạc và việc làm sai trái trong vǎn hóa, vǎn nghệ chưa được kịp thời phát hiện, việc xử lý bị buông trơi hoặc có khi lại dùng những biện pháp hành chính khơng thích hợp.
Trong khi tập trung sức vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa lường hết những tác động tiêu cực nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của vǎn hóa, chưa coi trọng cơng tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức và lối sống, thiếu các biện pháp cần thiết trên cả hai mặt "xây" và "chống" trên lĩnh vực vǎn hóa. Cơng tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến vǎn hóa trong quá trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, vǎn hóa và chính trị, vǎn hóa và kinh tế... Chưa xây dựng được chiến lược phát triển vǎn hóa song song với chiến lược phát triển kinh tế.