Tình hình thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 33 - 38)

Hiện nay, xu thế tồn cầu hóa về kinh tế và q trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra ở mọi quốc gia. Tình hình đó đặt nền văn hóa của mỗi dân tộc trước những biến động lớn. Liệu rằng, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nền văn hóa dân tộc sẽ trở nên đồng nhất, mất hết bản sắc của mình? Hội nhập kinh tế thế giới là một quá trình liên kết, thường xuyên diễn ra sự thay đổi. Khả năng thay đổi này không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước, mà chủ yếu còn tùy thuộc vào bản lĩnh văn hóa và sức sống của mỗi dân tộc. Vì vậy, văn hóa dân tộc có vai trị cực kỳ quan trọng trong hội nhập kinh tế thế giới.

Ngay từ khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề văn hóa cũng như việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nạy, mỗi dân tộc đều có điều kiện và cơ hội để thúc đẩy và phát triển nền văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đứng trước thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy các giá trị văn hóa, văn minh trong mơi trường mở rộng, giao lưu và hội nhập.

- Tình hình thế giới.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tạo dựng nền tảng cơ sở vật chất cho sự phát triển của văn hóa. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ đã tạo nên xã hội thơng tin rộng rãi và hình thành nền kinh tế tri thức - chính

là chìa khóa vàng để các nước phát triển vươn lên bằng trí tuệ của mình tránh tụt hậu và bắt kịp xu hướng phát triển chung của thời đại tồn cầu. Đồng thời, thành cơng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã tạo cơ sở vật chất cho q trình tồn cầu hóa hiện nay và tạo ra xu hướng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia dân tộc trong đó có Việt Nam.

Ngày nay, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc được đẩy mạnh, phát triển dựa trên ngun tắc bình đẳng, tơn trong cùng có lợi. Xu thế tồn cầu hóa đã tạo điều kiện để cho các dân tộc hiểu biết lẫm nhau, bổ sung, làm giàu cho nền văn hóa dân tộc của mỗi nước. Điều này rất phù hợp với quy luật vận động và phát triển của văn hóa. Và để văn hóa phát triển đa dạng và phong phú thì mỗi nước cần mở rộng cánh cửa giao lưu quốc tế.

Bên cạnh những mặt thuận lợi cho sự phát triển văn hóa, phải kể đến những khó khăn mà nền văn hóa phải đối mặt.Cụ thể, hiện nay tình hình chính trị thế giới đang có những thay đổi. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô đã làm cho chủ nghĩa xã hội lầm vào thoái trào. Các quốc gia độc lập đang bị phân hóa mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, chủ nghĩa tư bản hiện đại tiếp tục tự điều chỉnh, cịn có khả năng phát triển nhất định.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng - Nam Á vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng, có vai trị ngày càng quan trọng trong khu vực, song cịn nhiều khó khăn, thách thức.

Thơng qua tồn cầu hóa kinh tế, các nước tư bản tăng cường phổ biến ý thức hệ và lối sống của mình nên hàng loạt văn hóa phẩm mang tính độc hại đang được tung vào mọi quốc gia, nhằm làm suy thoái đời sống

tinh thần, gây mất ổn định xã hội. Lợi dụng xu thế này, chủ nghĩa tư bản tìm cách bóp chết các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và áp đặt mơ hình văn hóa tư sản vào mọi quốc gia. Tính chất đa dạng phong phú của các nền văn hóa dân tộc có nguy cơ bị thay thế bằng một nền văn hóa "đồng dạng" hoặc "ngoại lai". Xu hướng tồn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa.

Như vậy, với tất cả sự thay đổi của tình hình thế giới trong những năm gần đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với nền văn hóa Việt Nam trong q trình hội nhập. Trước tình hình đó, việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải trở thành một chiến lược văn hóa của đất nước ta. Đó sẽ là nền văn hóa ln mở rộng cánh cửa để tiếp nhận những giá trị tiến bộ của thời đại, đồng thời là sự kế thừa và phát huy những nhân tố nội sinh, những giá trị trường tồn của dân tộc Việt Nam. Không nên nghĩ rằng trong quá trình tồn cầu hóa, chúng ta chỉ làm một nhiệm vụ tiếp nhận, cho dù có chọn lọc, những giá trị từ bên ngồi. Vì vậy, khi tham gia vào q trình tồn cầu hóa, hội nhập, giao lưu văn hóa đối với các nước bạn chúng ta phải ln giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm bổ sung sự đa dạng và phong phú cho nền văn hóa Việt Nam trong tương lai.

- Tình hình trong nước.

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua chặng đường dài và thu được nhữn kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhất định. Cùng với những thành tựu quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, vấn đề phát triển văn hóa và xây dựng con người mới ln được Đảng coi trọng.

Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986 - 2011) đã

tạo ra cho đất nước lực và thế, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Cùng với quá trình đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã khẳng định tồn cầu hóa là xu thế khách quan, một mặt tạo ra những điề kiện cho ta cơ hội để hội nhập quốc tế, thực hiện bước “đi tắt đón đầu”, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, nó cũng chứa đựng những nguy cơ khó lường, đe dọa độc lập tự chủ và sự phát triển đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Đảng luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng dắn trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là văn hóa. Đảng chỉ đạo, hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện thuận lợi mục tiêu xây dựng văn hóa là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết tinh truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc vùa tiếp thu văn hóa nhân loại, khẳng định tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu, hợp tác quốc tế.

Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh tồn cầu hóa, đơ thị hóa mạnh mẽ, với làn sóng thơng tin ồ ạt từ các mạng lưới thơng tin đại chúng. Tình hình này đặt cho nền văn hóa Việt Nam trước những cơ hội cũng như những thách thức mới.

Việc hội nhập khu vực quốc tế đã rút ngắn khoảng cách địa lý và giao lưu văn hóa giữa các cộng dồng dân tộc. Mức sống người dân đang được cải thiện dần và cơng cuộc “xóa đói giảm nghèo” ngày càng có hiệu quả. Đây là những điều kiện mới để các giá trị văn hóa của đất nước được

phổ biến nhanh, rộng khắp, đầy đủ và thường xuyên hơn. Đồng thời hội nhập quốc tế còn tạo ra cơ hội để chuyển giao vốn, chuyển giao khoa học và công nghệ, chuyển giao kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức và phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa và dịch cụ văn hóa. Ngồi ra, q trình hội nhập quốc tế cịn tạo ra cơ hội để mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Tuy nhiên, nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại, kéo theo sự tụt hậu về văn hóa, xuất hiện một số thị hiếu thưởng thức nghệ thuật theo hướng đề cao văn hóa nước ngồi mà rời xa văn hóa dân tộc. Mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đang bị ảnh hưởng do tính thương mại của nhiều hoạt động văn hóa đang diễn ra một cách xơ bồ. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hồ bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hịng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Sự du nhập tràn lan và hỗn loạn các sản phẩm văn hóa độc hại của văn hóa nước ngồi có thể làm cho văn hóa nước ta suy yếu và lệ thuộc.

Tóm lại, q trình hội nhập quốc tế trong đó có giao lưu văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gìn giữ, phát huy ý thức dân tộc đi liền với tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại ln là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đó là: cần tăng cường huy động

đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm tư tưởng hồ chí minh Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay (1986 nay) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w