Dư nợ TDH/Tổng dư nợ (%)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 67 - 76)

c) Tình hình dư nợ và nợ xấ u

3.3.1.Dư nợ TDH/Tổng dư nợ (%)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số cho vay TDH 1.048.271 327.354 400.752 Doanh số thu nợ TDH 1.134.263 459.014 455.569 Dư nợ TDH 582.280 450.620 395.803 Dư nợ bình quân TDH 625.276 516.450 423.212 Nợ xấu TDH 14.834 11.117 7.609 Vốn huy động 533.046 670.271 818.025 Tổng dư nợ 1.028.113 921.630 770.408 1. Dư nợ TDH/Tổng dư nợ (%) 56,64 48,89 51,38 2. Dư nợ TDH/Vốn huy động (lần) 1,09 0,67 0,49 3. Hệ số thu nợ (%) 108,20 140,22 113,68 4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,81 0,89 1,08 5. Nợ xấu TDH/Dư nợ TDH (%) 2,55 2,47 1,92 ĐVT: Triệu đồng Bảng 3.9 – Tình hình hoạt động tín dụng TDH của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro MHB Cần Thơ) 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 44 46 48 50 52 54 56 58 Dư nợ TDH Tổng dư nợ Dư nợ TDH/Tổng dư nợ Triệu đồng % Biểu đồ 3.6 – Tỷ lệ dư nợ TDH / tổng dư nợ của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 52

Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ phản ánh quy mô hoạt động tín dụng TDH của Chi nhánh. Chỉ tiêu này cao sẽ góp một phần tăng trưởng tín dụng, đem lại lợi nhuận lớn cho Chi nhánh nhưng nếu quá cao sẽ không hiệu quả, vượt mức nguồn vốn cho phép đồng thời không kiểm soát được rủi ro các khoản vay.

Nhìn vào biểu đồ 3.6 ta thấy tỷ trọng dư nợ TDH trong tổng dư nợ không ổn định qua 3 năm, cụ thể năm 2010 chiếm 48,89% giảm so với năm 2009, sang năm 2011 tỷ trọng này tăng nhẹ lên 51,38% nhưng vẫn chưa bằng năm 2009. Dư nợ TDH có xu hướng giảm nhưng phù hợp với tình hình nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh. Điều đó cho thấy hiệu quả dư nợ cho vay TDH khá tốt và cần phát huy việc tăng trưởng hơn nữa trong tương lai.

3.3.2. Dư nợ TDH / Vốn huy động (lần)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủđộng trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nhưng nếu quá lớn thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. Thông thường người ta thường lấy 1 làm điểm để so sánh.

Năm 2009 tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt kết quả khá tốt, doanh số cho vay tăng cao làm cho tỷ lệ dư nợ TDH/vốn huy động của Chi nhánh đạt mức 1,09 lần cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, do nhu cầu tín dụng TDH trên địa bàn Cần Thơ tăng cao, nguồn vốn huy động lại chịu sự cạnh tranh của các NHTM khác trên cùng địa bàn nên vẫn chưa thểđáp ứng hoàn toàn nhu cầu tín dụng, dẫn đến Chi nhánh phải sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở với chi phí cao hơn làm giảm lợi nhuận của Chi

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 0,00 0,50 1,00 1,50 Dư nợ TDH Vốn huy động Dư nợ TDH/Vốn huy động Triệu đồng Biểu đồ 3.7 – Tỷ lệ dư nợ TDH / vốn huy động của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 53

nhánh. Do đó để nâng cao lợi nhuận, Chi nhánh cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn nhằm giúp Chi nhánh có đủ nguồn vốn tại chỗđáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động tín dụng.

Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, sang năm 2010 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã được nâng cao hơn 25,74% so với cùng kỳ năm trước, nếu nhu cầu tín dụng TDH tăng lên không nhiều thì nguồn vốn huy động của Chi nhánh có thểđáp ứng được tương đối nhu cầu tín dụng TDH trên địa bàn Cần Thơ. Nhưng dư nợ tín dụng TDH trong năm lại giảm so với năm 2011 trong khi nguồn huy động vốn của Chi nhánh lại tăng nên đã làm giảm tỷ lệ dư nợ TDH/vốn huy động xuống đáng kể, chỉ còn 0,67 lần. Cho thấy Chi nhánh chỉ mới chú trọng trong công tác huy động vốn, chưa nâng cao khả năng tiềm kiếm khách hàng mới dẫn đến nguồn vốn huy động được nhiều nhưng lại chưa được sử dụng hiệu quả làm giảm sút lợi nhuận của Chi nhánh do phải chi trả thêm phần chi phí huy động vốn nhàn rỗi, làm gia tăng gánh nặng chi phí cho Chi nhánh.

Sang năm 2011, mặc dù Chi nhánh đã chủ động nâng cao công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng lĩnh vực cho vay TDH và có nhiều ưu đãi nhưng tình hình dư nợ TDH cuối kỳ lại sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do doanh số cho vay TDH trong kỳ có tăng nhưng vẫn thấp hơn doanh số thu nợ TDH dẫn đến dư nợ TDH cuối kỳ giảm so với cùng kỳ năm trước. Cùng với việc nguồn vốn huy động trong kỳ lại tiếp tục tăng nên làm cho tỷ lệ dư nợ TDH/vốn huy động cũng giảm xuống, chỉ còn 0,49 lần.

Qua việc phân tích tỷ lệ dư nợ tín dụng TDH/vốn huy động của MHB Cần Thơ có thể thấy chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần qua từng năm, nhìn nhận vấn đề này về mặt tích cực nghĩa là công tác huy động vốn của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, tuy nhiên về mặt tiêu cực, chỉ tiêu này càng giảm chứng tỏ tình hình cho vay của Chi nhánh đang gặp khó khăn, nguồn vốn huy động vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, chính vì vậy việc mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động tín dụng TDH nhằm sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn huy động của Chi nhánh là vô cùng cần thiết.

3.3.3. Hệ số thu nợ (%)

Hệ số thu nợ phản ánh tình hình thu nợ của Chi nhánh có đạt hiệu quả hay không, căn cứ vào hệ số thu nợ của MHB Cần Thơ qua 3 năm chúng ta có thể thấy được tình hình thu nợ nhìn chung đạt kết quả khá tốt.

Năm 2009 cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ TDH đều có mức tăng trưởng khá tốt, đặt biệt là doanh số thu nợ có mức tăng trưởng cao hơn doanh số

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 54

cho vay nên hệ số thu nợ của Chi nhánh đạt 108,2%. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng TDH của Chi nhánh, các khoản cho vay được thu hồi tốt.

Sang năm 2010 hệ số thu nợđã tăng lên đến 140,22% nhưng không phải hệ số thu nợ tăng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh đạt được kết quả tốt, vì thực tế năm 2010 doanh số thu nợ giảm gần 60% so với năm 2009. Nguyên nhân chính là do doanh số cho vay trong kỳ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước nên mới đẩy hệ số thu nợ lên cao. Hệ số thu nợ phản ánh chất lượng các khoản cho vay của Chi nhánh, hệ số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ tốt bên cạnh đó nó phản ánh chất lượng của công tác cho vay, cho thấy công tác này đang gặp khó khăn.

Đến năm 2011 tuy hệ số thu nợ TDH giảm xuống, chỉ còn 113,68% nhưng nó vẫn phản ánh công tác thu nợ của Chi nhánh đạt được kết quả tốt, do trong năm doanh số cho vay TDH có dấu hiệu tăng trưởng trở lại nên mới làm giảm hệ số thu nợ.

Tuy hệ số thu nợđều ở mức cao nhưng Chi nhánh vẫn cần chú trọng công tác thu nợ và cho vay nhằm đảm bảo hiệu quả trong hoạt động tín dụng TDH.

3.3.4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Đây là chỉ tiêu đánh hiệu quả đồng vốn cho vay hay phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Chi nhánh, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ Chi nhánh sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, khả năng thu hồi nợ nhanh, ít rủi ro. Qua biểu đồ 3.9 ta thấy vòng quay vốn tín dụng tại MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011 khá phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng TDH của Chi nhánh.

Thực tế cho thấy vì các khoản cho vay TDH thường có thời hạn dài, nên tốc độ luân chuyển vốn và khả năng thu hồi nợ luôn thấp hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng TDH cũng vì vậy mà thường chậm hơn so với 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Doanh số cho vay TDH Doanh số thu nợ TDH Hệ số thu nợ

Biểu đồ 3.8 – Hệ số thu nợ của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 55

vòng quay vốn ngắn hạn. Tốc độ vòng quay vốn tín dụng TDH ở các NHTM thường là dưới 1 vòng/năm, hoặc xấp xỉ bằng 1 trong tình hình kinh tế phát triển tốt, các doanh nghiệp vay vốn làm ăn có lời nên trả nợ nhanh. Cá biệt trong năm 2009, vòng quay vốn tín dụng TDH của Chi nhánh lên đến 1,81 vòng/năm. Do trong năm có nhiều khoản vay TDH đến kỳ tất toán, bên cạnh đó một số các doanh nghiệp làm ăn có lời nên họ thanh toán trước hạn vì vậy mà làm cho doanh số thu nợ trong năm 2009 tăng đáng kể, trong khi doanh số cho vay trong kỳ có mức tăng trưởng thấp hơn nên dư nợ trong kỳ giảm dẫn đến dư nợ bình quân cũng giảm theo. Chính điều này làm cho vòng quay vốn tín dụng TDH của Chi nhánh vượt quá 1.

Năm 2010, tốc độ vòng quay vốn tín dụng TDH của Chi nhánh đã giảm xuống chỉ còn 0,89 vòng/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường bất động sản trong năm bịđóng băng ảnh hưởng lớn đến doanh số cho vay và doanh số thu nợđối với lĩnh vực bất động sản, mà lĩnh vực này lại chiếm tỷ trọng cao trong tín dụng TDH nên làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ TDH của Chi nhánh cũng giảm theo so với cùng kỳ năm trước, dư nợ trong kỳ giảm nên dư nợ bình quân cũng giảm nhưng mức giảm này thấp hơn mức giảm của doanh số thu nợ nên tốc độ luân chuyển vốn chậm lại. Nhưng tốc độ này vẫn còn khá tốt đối với hoạt động tín dụng TDH.

Tình hình kinh tế Việt Nam với những chuyển biến tích cực trong những tháng cuối năm 2011 đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt nhiều thuận lợi, doanh số cho vay TDH tăng trưởng trở lại, doanh số thu nợ vẫn tương đối so với năm trước. Vòng quay vốn tín dụng TDH của Chi nhánh đạt 1,08 vòng/năm, kết quả này lại một lần nữa khẳng định hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh và công tác quản lý, thu nợ tại MHB Cần Thơ. Mặt khác, vòng quay vốn tín dụng TDH tăng còn 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 1,60 1,80 2,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thu nợ TDH Dư nợ bình quân TDH Vòng quay vốn tín dụng

Biểu đồ 3.9 – Vòng quay vốn tín dụng của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 56

làm cho khả năng sinh lời từđồng vốn đầu tư nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của Chi nhánh. 3.3.5. Nợ xấu TDH/Dư nợ TDH (%) 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 Dư nợ TDH Nợ xấu TDH Nợ xấu TDH/Dư nợ TDH

Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Chi nhánh đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Chi nhánh. Hiện nay, căn cứ theo mức độ cho phép của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là dưới 5% thì tỷ lệ nợ xấu của MHB Cần Thơ tính từ năm 2009 đến 2011 vẫn trong giới hạn cho phép.

Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu TDH/dư nợ TDH của Chi nhánh là 2,55%, đây là mức tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 3 năm. Tuy tỷ lệ nợ xấu nằm trong mức cho phép nhưng nợ xấu về số lượng vẫn tồn tại ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh do phải trích lập chi phí dự phòng đối với các khoản mục này.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã có chuyển biến tích cực trong năm 2010 khi giảm xuống chỉ còn 2,47% do cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác vận động thu hồi nợ xấu làm cho số lương nợ xấu trong năm giảm đáng kể.

Sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1,92% chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đã được nâng cao, công tác quản lý và thu hồi nợđược chú trọng thực hiện khá tốt.

Qua phân tích trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn ở dưới mức 3% theo quy định của NHNN nhưng tính chất của hoạt động tín dụng TDH luôn ẩn chứa nhiều rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng ngắn hạn, nợ xấu TDH cũng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tín dụng ngắn hạn nên việc tỷ lệ nợ xấu TDH luôn ở mức cao hơn là điều dễ hiểu, nhưng tỷ lệ nợ xấu TDH của Chi nhánh đang có xu

Biểu đồ 3.10 – Nợ xấu TDH/dư nợ TDH của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 %

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 57

hướng giảm dần trong cơ cấu tổng nợ xấu. Đây là dấu hiệu đáng ghi nhận trong công tác xử lý nợ xấu của Chi nhánh, cho thấy chất lượng tín dụng TDH đang được Chi nhánh chú trọng và từng bước nâng cao.

Tóm li: hiệu quả hoạt động tín dụng TDH của Chi nhánh từ năm 2009 đến 2011 đã được nâng cao thể hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá: dư nợ TDH/vốn huy động, hệ số thu nợ và vòng quay vốn tính dụng luôn được duy trì ở mức khá tốt so với mặt bằng chung cho thấy Chi nhánh đã có những cố gắng đáng kể trong công tác huy động vốn và công tác thu nợ trong tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm qua từng năm. Bên cạnh những kết quảđạt được, Chi nhánh cần cố gắng hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao lợi nhuận cho Chi nhánh.

3.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TDH TẠI MHB CẦN THƠ (2009 -2011)

3.4.1. Những thành tựu đạt được của Chi nhánh

Mặc dù cạnh tranh ít nhiều gây khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng nó lại là động lực phát triển, trong những năm qua, MHB Cần Thơđã không ngừng tựđổi mới mình để vươn lên, cụ thể là:

- Mạng lưới hoạt động được mở rộng, từ một Chi nhánh ban đầu nay đã có thêm bốn Phòng giao dịch.

- Công tác huy động vốn luôn được chú trọng nên đã đạt được kết quả khả quan, thông qua việc nguồn vốn huy động đều tăng qua mỗi năm.

- Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, kết quả này thể hiện sự nổ lực của các cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định dự án và công tác nhắc nhở thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 67 - 76)