c) Từ các nhân tố khác
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB CẦN THƠ
3.1.1. Tình hình nguồn vốn
Qua bảng 3.1 về tình hình nguồn vốn kinh doanh của MHB Cần Thơ giai đoạn từ 2009 đến 2011 chúng ta thấy được nguồn vốn kinh doanh chủ yếu năm 2009 của Chi nhánh là từ vốn huy động (chiếm 46,72%) và vốn điều chuyển từ Hội sở (chiếm 44,39%). Sang năm 2011 tỷ trọng này đã có sự thay đổi đáng kể khi nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở giảm xuống còn 29,08% thay vào đó nguồn vốn huy động đã tăng lên đáng kể đạt 68%, đây là một chuyển biến tích cực trong công tác huy động vốn của Chi nhánh. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn kinh doanh của MHB Cần Thơ chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích 3 nguồn vốn chính của Chi nhánh, đó là: vốn huy động, vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn khác. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập lại một phần tỷ lệđảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.
- Nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên : Ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động, được phép sử dụng, không đủđáp ứng nhu cầu cho vay tại
Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Vốn huy động 533.046 670.271 818.025 137.225 25,74 147.754 22,04 Tiền gửi dân cư 292.765 448.863 585.847 156.098 53,32 136.984 30,52 Tiền gửi TCTD 764 2.358 1.401 1.594 208,64 (957) (40,58) Tiền gửi TCKT 239.517 219.050 230.777 (20.467) (8,55) 11.727 5,35 2. Vốn điều chuyển 506.502 321.200 349.833 (185.302) (36,58) 28.633 8,91 3. Vốn khác 101.389 78.907 35.120 (22.482) (22,17) (43.787) (55,49) Tổng nguồn vốn 1.140.937 1.070.378 1.202.978 (70.559) (6,18) 132.600 12,39
Bảng 3.1 - Tình hình nguồn vốn kinh doanh của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011
GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 26
chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển.
a) Vốn huy động
Nhìn chung qua 3 năm, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đều đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định, tốc độ tăng bình quân của năm sau so với năm trước đều đạt trên 20%. Cụ thể năm 2010 nguồn vốn huy động tăng 25,74% đạt 670.271 triệu đồng so với năm 2009. Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III. Nhưng trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm 2010, mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12% (sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%), và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. Do đó làm cho nguồn vốn huy động tăng nhanh đáng kể. Đến năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 818.025 triệu đồng tăng 22,04% (tương đương tăng 137.225 triệu đồng) so với năm 2010 chiếm 68% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, xét về tốc độ tăng trưởng thì kém hơn năm 2010 do tình hình kinh tế năm 2011 có nhiều biến động nên tốc độ tăng có giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Đây là một kết quảđáng ghi nhận trong công tác huy động vốn của Chi nhánh.
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh hình thành từ 3 nguồn cơ bản: Tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các TCTD, tiền gửi của các TCKT, trong đó tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng khá cao và đều tăng qua 3 năm. Năm 2010 tiền gửi của dân cư tăng 53,32%, đạt 448.863 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm hơn 65% nguồn vốn huy động. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã có nhiều chương trình ưu đãi, tặng quà, trúng thưởng có giá trịđối với khách hàng đến gửi tiền, đưa ra nhiều mức lãi suất tiết kiệm tương ứng với nhiều kỳ hạn khác nhau, tạo sự đa dạng cho khách hàng chọn lựa sản phẩm tiết kiệm phù hợp…Đến năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, mặc dù lãi suất huy động bình quân của năm 2011 tăng khoảng 3% so vơi năm 2010, nhưng chỉ số giá tiêu dùng lại tăng cao (tăng 18,58% so với bình quân năm 2010) cùng với mối lo ngại về lạm phát nên đã làm giảm tốc độ tăng tiền gửi từ dân cư, đạt 585.847 triệu
0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm 1. Vốn huy động 2. Vốn điều chuyển 3. Vốn khác Biểu đồ 3.1 – Cơ cấu tổng nguồn vốn của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009-2011
GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 27
đồng (tăng 30,51% so với năm 2010). Thực tếđây cũng là tình hình chung của các TCTD và NHTM khác trong công tác huy động vốn, tâm lý lo ngại lạm phát có thể tăng cao cộng thêm giá vàng trong nước tăng đột biến đã làm cho người dân thờ ơ với gửi tiết kiệm Ngân hàng thay vào đó tập trung tiền tích lũy mua vàng để dự trữ hoặc đầu tư kiếm lời.
Đối với các khoản tiền gửi của TCKT chủ yếu là dùng để thanh toán thì không ổn định, năm 2010 giảm so với năm 2009 khoảng 8,55% nên chỉ đạt 219.050 triệu đồng, mặc dù trong năm 2010 nhu cầu thanh toán rất lớn do các TCKT tập trung vốn cho việc đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh nhưng hiện tại thì nguồn vốn kinh doanh của các tổ chức này đang thiếu hụt nên các TCKT chỉ gửi tiền khi có nhu cầu thanh toán. Vì vậy mà vốn huy động từ nguồn này của Chi nhánh sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Năm 2011 các khoản tiền gửi của TCKT có tăng nhưng không nhiều (tăng 5,35%, tương đương tăng 11.727 triệu đồng so với năm 2010), nếu so với năm 2009 thì số tiền huy động vẫn kém hơn 8.740 triệu đồng. Lãi suất tiền gửi của các TCKT tương đối thấp nên các TCKT không mấy thiết tha với việc gửi tiền vào ngân hàng mà thường đầu tư vào những dự án có mức sinh lợi cao hơn, họ chỉ gửi tiền vào ngân hàng khi tình hình kinh tế có nhiều bất ổn như một khoản đầu tư có chỉ số an toàn cao trong khi chờ đợi tình hình kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn.
Đối với tiền gửi của các TCTD chủ yếu là tiền gửi của các TCTD khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ tại MHB Cần Thơ nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán liên hàng. Thông qua bảng số liệu, ta thấy khoản tiền này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh, cụ thể tiền gửi của các TCTD khác trong 3 năm chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,14% đến 0,35% trong tổng số vốn huy động được. Trong năm 2010, tiền gửi của các TCTD khác đạt 2.358 triệu đồng tăng khoảng 3 lần so với năm 2009, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2010 các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc thanh toán tiền giữa các doanh nghiệp tăng kéo theo thanh toán liên hàng tăng dẫn đến các TCTD khác tăng lượng tiền gửi tại Chi nhánh, đến năm 2011 giảm 40,58% so với năm 2010 chỉ đạt 1.401 triệu đồng. Ta thấy tiền gửi của các TCTD khác qua các năm thường không ổn định, phụ thuộc nhiều vào tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp tại Chi nhánh, điều này cho thấy Chi nhánh cần quan tâm đến việc thu hút tiền gửi từ các TCKT, bởi khi Chi nhánh thu hút được tiền gửi từ các doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp thanh toán với các đối tác làm ăn thông qua Chi nhánh, từ đó việc gửi tiền của các TCTD khác cũng sẽ gia tăng để thực hiện thanh toán.
MHB Cần Thơ cần chú trọng giữ vững và nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn, bởi đây là nguồn vốn quan trọng, có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Mỗi nguồn vốn huy động đều có ý nghĩa và tầm quan trọng như nhau, đối với tiền gửi từ dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, mặc dù tốn nhiều chi
GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 28
phí do lãi suất huy động cao nhưng đây là khoản huy động có thời gian tương đối ổn định nên Chi nhánh có thể đem đi đầu tư hoặc cho vay lại với thời gian thích hợp; đối với các khoản tiền gửi của TCKT chủ yếu là dùng để thanh toán nên thường không ổn định, nhưng chi phí huy động của nguồn vốn này tương đối thấp, lượng vốn huy động được là khá lớn, đây là mảng huy động tiềm năng mà Chi nhánh có thể mở rộng.
b) Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển từ Hội sở chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh, cụ thể năm 2009 chiếm 44,39% . Vì Chi nhánh chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu xây dựng đúng như tên gọi của Chi nhánh nên nhu cầu về vốn vay khá nhiều, tuy nhiên nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được lại không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, do đó đểđảm bảo nguồn vốn Chi nhánh cần đến vốn điều chuyển từ Hội sở, đây cũng là một thực tế thường thấy ở các ngân hàng chi nhánh. Nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm.
Theo bảng số liệu về tình hình nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2009 đến 2011, thì nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở phụ thuộc khá lớn vào tình hình huy động vốn và tình hình cho vay của Chi nhánh, nếu hoạt động cho vay của Chi nhánh tăng trưởng tốt nhưng khả năng huy động vốn không đáp ứng được nhu cầu thì Chi nhánh phải cần đến vốn điều chuyển, mà vốn điều chuyển lại có chi phí cao hơn vốn huy động và cần phải có thời gian nên không đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.
Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, trong những năm qua Chi nhánh đã đẩy mạnh huy động vốn và đã có những chuyển biến tích cực, kéo theo đó là sự giảm xuống đáng kể của nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Cụ thể trong năm 2010, chỉ còn 321.200 triệu đồng giảm gần 36,58% so với năm 2009, chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn.
Sang năm 2011, mặc dù nguồn vốn huy động tiếp tục tăng nhưng do nhu cầu vay TDH tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn nên không đáp ứng đủ nhu cầu vay TDH của khách hàng. Vì vậy trong năm nay nguồn vốn điều chuyển lại tăng so với năm 2010, đạt 349.833 triệu đồng tăng 8,91%, làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh.
c) Vốn khác
Khoản mục này bao gồm: các khoản phải trả, thu nhập giữ lại, lãi cộng dồn dự trả…trong đó lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn quan trọng để Chi nhánh có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn này tuy chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh
GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 29
của Chi nhánh. Nhìn chung qua 3 năm nguồn vốn khác của Chi nhánh đều giảm về số tiền và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Năm 2010, đạt 78.907 triệu đồng giảm 22,17% so với năm 2009; đến năm 2011 giảm 55,49% so với năm 2010 nên chỉđạt 35.120 triệu đồng.
Tóm lại: Từ việc phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh của MHB Cần Thơđang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho công tác hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Mặc dù nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh nhưng nguồn vốn này đang có xu hướng giảm dần trong 3 năm qua, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định, điển hình là nguồn vốn huy động qua từng năm đều tăng. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đặt biệt là tín dụng TDH MHB Cần Thơ cần chú trọng hơn nữa công tác huy động vốn, gia tăng hơn nữa nguồn vốn huy động TDH để có thể có được nguồn vốn ổn định và chủ động bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tạo lợi thế cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn Cần Thơ. 3.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.DSCV 2.252.550 1.691.341 1.642.308 (561.209) (24,91) (49.033) (2,90) Ngắn hạn 1.204.279 1.363.987 1.241.556 159.708 13,26 (122.431) (8,98) TDH 1.048.271 327.354 400.752 (720.917) (68,77) 73.398 22,42 2. DSTN 2.284.855 1.797.824 1.793.530 (487.031) (21,32) (4.294) (0,24) Ngắn hạn 1.150.592 1.338.810 1.337.961 188.218 16,36 (849) (0,06) TDH 1.134.263 459.014 455.569 (675.249) (59,53) (3.445) (0,75) 3. Dư nợ 1.028.113 921.630 770.408 (106.483) (10,36) (151.222) (16,41) Ngắn hạn 445.833 471.010 374.605 25.177 5,65 (96.405) (20,47) TDH 582.280 450.620 395.803 (131.660) (22,61) (54.817) (12,16) 4. Nợ xấu 25.056 21.755 18.247 (3.301) (13,17) (3.508) (16,13) Ngắn hạn 10.222 10.638 10.638 416 4,07 0 0,00 TDH 14.834 11.117 7.609 (3.717) (25,06) (3.508) (31,56) Bảng 3.2 - Tình hình hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro MHB Cần Thơ) ĐVT: Triệu đồng
GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 30
a) Doanh số cho vay
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.
Từ bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của Chi nhánh có xu hướng giảm qua 3 năm. Đặt biệt trong năm 2010 doanh số cho vay giảm tới 24,91% (tương đương giảm 561.209 triệu đồng) so với năm 2009, chỉđạt 1.691.341 triệu đồng. Do trong năm NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%, triển khai áp dụng Thông tư 13 quy định tỷ lệ cấp tín dụng không vượt quá 80% nguồn vốn huy động và Thông thư 15 năm 2009 quy định tỷ lệ cấp tín dụng TDH không vượt quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn. Chính vì vậy, Chi nhánh buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng những quy định trên. Trong đó chủ yếu là doanh số cho vay của TDH giảm đáng kể từ 1.048.271 triệu đồng của năm 2009 đến năm 2010 chỉ còn 327.354 triệu đồng, giảm tới 68,77%, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn có tăng nhưng vẫn không đủ bù đắp khoản giảm xuống của TDH. Tình hình kinh tế năm 2010 có nhiều chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tập trung vốn để sản xuất kinh doanh cũng như các NHTM cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay của mình, nhưng khả năng cho vay của mỗi ngân hàng là khác nhau tùy thuộc vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Trong năm 2010, nguồn vốn huy động của MHB Cần Thơ có tăng lên nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn cộng thêm việc vốn điều chuyển từ Hội sở giảm xuống nên đã ảnh hưởng đến khả năng cho vay TDH của Chi nhánh, vì vậy làm cho doanh số cho vay TDH của Chi nhánh giảm đáng kể. Mặt khác do kinh tế mới được phục hồi nên các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chưa mạnh dạn trong việc đầu tư dài hạn, chủ yếu là vốn lưu động nên nhu cầu về vốn TDH chưa cao. Năm 2010 Dưới 1 tháng Từ 1 đến 12 tháng >12 tháng Biểu đồ 3.2 – Cơ cấu vốn huy động có kỳ hạn của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009-2011 7,42% 3,56% 89,02% 0,06% 2,32% 97,62% 95,76% 2,57% 1,67% Năm 2009 Năm 2011
GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 31
Đến năm 2011 doanh số cho vay có giảm nhưng không nhiều so với năm 2010, chỉ giảm 2,9% nên tổng doanh số cho vay cũng đạt 1.642.308 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn giảm 122.431 triệu đồng còn TDH thì tăng