LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 31 - 41)

c) Từ các nhân tố khác

2.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ

- Tên tiếng Anh: Housing Bank of Mekong Delta Can Tho Branch - Tên giao dịch: Ngân hàng MHB Cần Thơ

- Tên viết tắt: MHB Cần Thơ

- Địa chỉ: Số 05 – Phan Đình Phùng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động vào ngày 21/04/1999 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký văn bản số 350/CV: NHNN Việt Nam chấp nhận cho MHB thành lập Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/05/1999 tại địa chỉ số 05 Phan Đình Phùng – Quận Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ. Từ một chi nhánh được thành lập vào năm 1999 đến nay, MHB Cần Thơđã mở rộng thêm bốn Phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn, Quận Thốt Nốt và Quận Cái Răng.

MHB Cần Thơ có mối quan hệ thanh toán với tất cả các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra MHB Cần Thơ còn tham gia thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới.

Bên cạnh chuỗi sản phẩm dịch vụ đa dạng như các NHTM khác, MHB Cần Thơ đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng với các hình thức: Cho vay trực tiếp hộ gia đình mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay các đơn vị xây dựng các khu dân cư tập trung.

2.2. NGÀNH NGHỀ - LĨNH VỰC KINH DOANH

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ từ mọi tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước dưới các hình thức: nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, dân cư; phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu MHB và các hình thức huy động vốn khác.

- Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân cho các chương trình phát triển nhà ở, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh.

- Vay vốn NHNN, các tổ chức tài chính, tín dụng khác trong nước và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 16

- Cho vay bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay vào mục đích làm nhà ở và các dự án phục vụ sự phát triển, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các hình thức khác theo quy định của NHNN.

- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại và một số dịch vụ khác theo quy định của NHNN.

- Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cốđã chuyển nhượng thuộc quyền sở hữu Nhà nước do MHB quản lí để sử dụng hoặc kinh doanh.

- Tự doanh hoặc liên doanh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trực tiếp phục vụ kinh doanh.

- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính - tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện dịch vụ tư vấn về tiền tệ, tín dụng, đại lý ngân hàng, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.

- Cất giữ, bảo quản các giấy tờ trị giá được bằng tiền và các tài sản quý khác cho khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển, bảo lãnh đấu thầu và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm phục vụ chương trình phát triển kinh tế- xã hội.

- MHB thực hiện các nghiệp vụ khác sau khi có đủđiều kiện và được NHNN và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép: Kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý; thực hiện kinh doanh, môi giới, làm đại lý dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng; kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho khách hàng; thực hiện nghiệp vụ cầm cốđộng sản.

- Kinh doanh những ngành nghề ngoài những ngành nghề đã được đăng ký khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Thực hiện các nghiệp vụủy nhiệm khác của Nhà nước và NHNN.

Ngoài việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tiện ích, đa dạng, nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, cải tiến phương thức làm việc ngày một hiệu quả. Chi nhánh đã kịp thời đưa vào vận hành máy ATM với các tính năng ưu việt, vượt trội đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó Chi nhánh đã nhanh chóng khai trương Đại lý nhận lệnh chứng khoán (MHBS) tại Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu cấp bách của các nhà đầu tư trong vận hội kinh tế của đất nước, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO (07/11/2006). Sự kiện quan trọng này

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 17

cũng là cơ hội, thách thức lớn cho MHB nói chung và MHB Chi nhánh Cần Thơ nói riêng.

2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

a) Ban giám đốc

- Giám đốc: là người do hội sở bổ nhiệm. Có nhiệm vụ sau:

+ Trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của đơn vị, được ký kết các hợp đồng tín dụng trong phạm vi Tổng giám đốc ủy quyền phán quyết và theo quy chế, quy định của MHB.

+ Được ủy quyền cho phó giám đốc ký kết các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đối với các dự án vay vốn trong phạm vi được ủy quyền.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

+ Có thẩm quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Phó giám đốc: GIÁM ĐỐC MHB CẦN THƠ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ P H Ò N G H À N H C H Á N H N H Â N S - PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU - PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN - PHÒNG GIAO DỊCH THỐT NỐT - PHÒNG GIAO DỊCH QUẬN CÁI RĂNG P H Ò N G K T O Á N N G Â N Q U P H Ò N G N G U N V N P H Ò N G K IN H D O A N H P H Ò N G Q U N L Ý R I R O P H Ò N G H T R K IN H D O A N H Hình 2.1 – Sơđồ tổ chức của MHB Cần Thơ T R U N G T Â M S M E

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 18

+ Có nhiệm vụ hổ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.

+ Có quyền thay mặt giám đốc đưa ra quyết định mang tính cấp bách khi Giám đốc không có mặt ở đó. Có quyền ký chấp nhận vào các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ có liên quan khác.

b)Phòng kiểm soát nội bộ

- Giám sát nghiệp vụ hoạt động của Chi nhánh trên mọi lĩnh vực, mọi thời điểm nhằm đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ, các hoạt động của Chi nhánh theo quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ trong hệ thống MHB.

c) Phòng kinh doanh và trung tâm SME

- Chịu trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng bằng cách lập, giám sát các kế hoạch thường niên và kế hoạch giữa kỳ dành cho mỗi khách hàng.

- Duy trì và phát triển danh mục các khách hàng đem lại lợi nhuận và chất lượng tín dụng tốt, loại bỏ các khách hàng có chất lượng tín dụng thấp hoặc không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng tối thiểu phải đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra.

- Đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ tín dụng mới hoặc các hồ sơ cấp tín dụng hiện tại, bao gồm cả cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh thời gian trả nợ), cập nhật hồ sơ tín dụng theo các quy định hiện hành tại MHB.

- Giám sát thường xuyên việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng, thường xuyên liên hệ với cán bộ kinh doanh cấp cao để xử lý và thu hồi các khoản nợ vay một cách hiệu quả. Có biện pháp xử lý kịp thời để giảm rủi ro tổn thất tín dụng phát sinh từ các khoản vay có vấn đề.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại hối, chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn…

d)Phòng quản lý rủi ro

- Lập báo cáo đánh giá rủi ro.

- Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tưđã phê duyệt.

- Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt trong từng thời kỳ.

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 19

- Thu thập, phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn Chi nhánh. Đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

- Theo dõi, hỗ trợ phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất đểđánh giá mức độ rủi ro theo từng loại hình tài trợ, cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường, khách hàng…

- Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.

e) Phòng kế toán ngân quỹ

Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm về thông báo thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, quy định về gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá, mở L/C chuyển tiền điện tử.

f) Phòng hỗ trợ kinh doanh

- Hổ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, khi phòng kinh doanh yêu cầu, thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch đảm theo quy định của MHB và các thủ tục liên quan đến món vay do phòng kinh doanh cung cấp.

- Nhận hồ sơ tín dụng và chuyển giao lưu kho theo quy định của MHB.

- Chịu trách nhiệm lập các loại báo cáo thống kê theo quy định, thông tin tín dụng. Theo dõi và cung cấp thông tin, báo cáo cho lãnh đạo phòng kinh doanh, Ban Giám đốc về các khoản nợ đã đến hạn, các khoản lãi chưa thu, các khoản nợ đến hạn, các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề của từng cán bộ tín dụng…

- Xử lý các khoản nợ xấu có vấn đề do lãnh đạo phân công như: các khoản nợ phải khởi kiện tòa án, phải bán hoặc đấu giá tài sản theo quy định.

- Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn giảm lãi trình hội đồng xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của MHB.

g) Phòng nguồn vốn

Chức năng chủ yếu là huy động các nguồn vốn trong dân cư, thường xuyên theo dõi các loại lãi suất trên thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất huy động vốn cho thích hợp và đưa ra kế hoạch huy động, chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn của ngân hàng.

h)Phòng hành chánh nhân sự

- Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được Hội sở chính duyệt hàng năm.

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 20

Bảng 2.1 - Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011

- Sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến mức lương, hưu trí.

- Lập thủ tục cần thiết trình Ban Giám đốc, ra quyết định nâng bậc lương hoặc thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản cuảđơn vị, giám sát trong ngoài, tiếp cận thông tin, tin tức có liên quan trình lên Giám đốc.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị và công cụ lao động.

2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MHB CẦN THƠ (2009 – 2011)

a) Thu nhập

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy thu nhập đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 146.961 triệu đồng tăng 7,81% so với năm 2009 (tương đương tăng 10.648 triệu đồng), chủ yếu là thu từ lãi cho vay (chiếm trên 90%). Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, nhưng kinh tế Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế phục hồi là một cơ hội tốt cho việc thúc đẩy đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn dùng đểđầu tư là hết sức cần thiết. Nhưng do nguồn vốn thu từ ngân sách còn hạn chế cộng với vốn đầu tư không nhiều nên nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ các NHTM. Không ngoài xu thếđó, MHB Cần Thơ

Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Thu nhp 136.313 146.961 204.650 10.648 7,81 57.689 39,25

Thu lãi cho vay 129.546 135.892 156.808 6.346 4,90 20.916 15,39 Thu khác 6.767 9.010 3.792 2.243 33,15 (5.218) (57,91) Thu lãi phí trong hệ thống 0 2.059 44.050 2.059 41.991 2039,40 B. Chi phí 113.299 126.436 179.463 13.137 11,59 53.027 41,94 1. Chi trả lãi tiền gửi 38.503 53.042 93.635 14.539 37,76 40.593 76,53 2. Chi khác 74.796 73.394 85.828 (1.402) (1,87) 12.434 16,94 C. Li nhun 23.015 20.525 25.187 (2.490) (10,82) 4.662 22,71 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro MHB Cần Thơ)

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 21 0 50,000 100,000 150,000 200,000 2009 2010 2011

Thu lãi cho vay Thu khác Thu lãi phí trong hệ thống Triệu đồng

cũng đã tích cực đẩy mạnh cho vay (chủ yếu là cho vay ngắn hạn), phát triển thêm các dịch vụ nhằm phục vụ cho doanh nghiệp cũng như cá nhân trong quá trình đầu tư sản xuất. Vì vậy làm cho doanh thu từ lãi tăng lên đáng kể.

Năm 2011 tăng 39,25% (tương đương tăng 57.689 triệu đồng) so với năm 2010, đạt 204.650 triệu đồng. Mặc dù tình hình kinh tế năm 2011 không mấy khả quan nhưng doanh thu của Chi nhánh vẫn tăng mạnh, một phần là do doanh thu của lãi phí trong hệ thống tăng cao (tăng 41.991 triệu đồng) nên đã đẩy tổng doanh thu lên.

b)Chi phí

Ta thấy chi phí đều tăng qua 3 năm, đặt biệt năm 2011 có phần tăng cao hơn năm 2010. Chi phí năm 2010 tăng 11,59% so với năm 2009 (tương đương tăng 13.137 triệu đồng), tốn 126.436 triệu đồng. Chi phí tăng chủ yếu là do chi phí chi trả tiền gửi tăng (tăng 14.539 triệu đồng), do năm 2010 Chi nhánh đẩy mạnh cho vay nên hoạt động huy động vốn cũng được đẩy mạnh nhằm bảo đảm nguồn cho vay vì vậy mà chi phí huy động vốn cũng tăng lên. Chứng tỏ Chi nhánh đã nâng cao được khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn Cần Thơ nên đã thu hút được nguồn vốn dồi dào từ bên ngoài. Bên cạnh việc chi phí chi trả tiền gửi tăng, Chi nhánh cũng cắt giảm được một số chi phí khác (giảm 1.402 triệu đồng) nhưng không đáng kể nên tổng chi phí cũng không giảm được bao nhiêu.

Do tình hình kinh tế bất ổn, lãi suất huy động vốn tăng cao đã làm cho chi phí

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 31 - 41)