Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 46 - 47)

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.

Từ bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của Chi nhánh có xu hướng giảm qua 3 năm. Đặt biệt trong năm 2010 doanh số cho vay giảm tới 24,91% (tương đương giảm 561.209 triệu đồng) so với năm 2009, chỉđạt 1.691.341 triệu đồng. Do trong năm NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%, triển khai áp dụng Thông tư 13 quy định tỷ lệ cấp tín dụng không vượt quá 80% nguồn vốn huy động và Thông thư 15 năm 2009 quy định tỷ lệ cấp tín dụng TDH không vượt quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn. Chính vì vậy, Chi nhánh buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng những quy định trên. Trong đó chủ yếu là doanh số cho vay của TDH giảm đáng kể từ 1.048.271 triệu đồng của năm 2009 đến năm 2010 chỉ còn 327.354 triệu đồng, giảm tới 68,77%, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn có tăng nhưng vẫn không đủ bù đắp khoản giảm xuống của TDH. Tình hình kinh tế năm 2010 có nhiều chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tập trung vốn để sản xuất kinh doanh cũng như các NHTM cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay của mình, nhưng khả năng cho vay của mỗi ngân hàng là khác nhau tùy thuộc vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Trong năm 2010, nguồn vốn huy động của MHB Cần Thơ có tăng lên nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn cộng thêm việc vốn điều chuyển từ Hội sở giảm xuống nên đã ảnh hưởng đến khả năng cho vay TDH của Chi nhánh, vì vậy làm cho doanh số cho vay TDH của Chi nhánh giảm đáng kể. Mặt khác do kinh tế mới được phục hồi nên các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chưa mạnh dạn trong việc đầu tư dài hạn, chủ yếu là vốn lưu động nên nhu cầu về vốn TDH chưa cao. Năm 2010 Dưới 1 tháng Từ 1 đến 12 tháng >12 tháng Biểu đồ 3.2 – Cơ cấu vốn huy động có kỳ hạn của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009-2011 7,42% 3,56% 89,02% 0,06% 2,32% 97,62% 95,76% 2,57% 1,67% Năm 2009 Năm 2011

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 31

Đến năm 2011 doanh số cho vay có giảm nhưng không nhiều so với năm 2010, chỉ giảm 2,9% nên tổng doanh số cho vay cũng đạt 1.642.308 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn giảm 122.431 triệu đồng còn TDH thì tăng 73.398 triệu đồng nên chỉảnh hưởng nhỏđến tổng doanh số cho vay. Năm 2011 với tình hình kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt là trong 6 thánh đầu năm: giá cả tăng nhanh, chỉ số lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao, cùng với việc cắt giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán của TCTD so với tổng dư nợ đến 30/06/2011 tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tối đa là 16% (theo Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN) trong khi Chi nhánh đã cho vay cá nhân, hộ gia đình từ những năm trước để sửa chữa, xây nhà với tỉ lệ lên đến 40-50% tổng dư nợ; việc huy động vốn của Chi nhánh tuy có tăng nhưng chủ yếu là ngắn hạn, ngoài ra do Chi nhánh không đẩy mạnh cho vay nhằm đảm bảo tính thanh khoản, vì vậy mà doanh số cho vay của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2010. Nhưng nhờ những tác động tích cực của Nghị quyết 11 tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất nên những tháng cuối năm đã đạt được kết quả khả quan, lạm phát dần được kiềm chế; chỉ số giá tiêu dùng giảm so với 6 tháng đầu năm đưa lãi suất tiết kiệm từ chỗ bị thực âm lớn chuyển sang thực dương, dẫn đến doanh số cho vay của Chi nhánh (chủ yếu là cho vay phục vụ sản xuất) tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Kết quả là doanh số cho vay của Chi nhánh năm 2011 mặc dù có giảm nhưng vẫn tương đối ổn định so với năm trước. Có thể nói đây là giai đoạn đặt biệt khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, tuy nhiên MHB Cần Thơđã có những nổ lực đáng kể khi duy trì doanh số cho vay của Chi nhánh đạt trên 1.000 tỷđồng, đặt biệt dưới sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn Cần Thơ.

MHB Cần Thơ thường được biết đến với thế mạnh là hoạt động tín dụng TDH, nhưng qua bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng ta thấy tín dụng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng khá cao so với tín dụng TDH trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Sở dĩ có thực trạng là do lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động tín dụng TDH của Chi nhánh là ngành xây dựng và thương nghiệp đã có những khó khăn nhất định do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế, đặt biệt là ngành xây dựng khi thị trường bất động sản tuột dốc và đóng băng đã làm cho doanh số cho vay TDH chiếm tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng của ngắn hạn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 46 - 47)