Hoạt động tín dụng TDH theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 57 - 66)

c) Tình hình dư nợ và nợ xấ u

3.2.2.Hoạt động tín dụng TDH theo ngành kinh tế

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 42

Hòa chung với sự phát triển của đất nước, sự phát triển của những ngành nghề kinh tế ngày càng trở nên đa dạng hơn, mỗi ngành nghề có một vị thế và thế mạnh riêng trong nền kinh tế. Để có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của các ngành nghề trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành phố Cần Thơ, sau đây là phần phân tích doanh số cho vay tín dụng TDH theo ngành nghề qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 tại MHB Cần Thơ bao gồm: xây dựng, thương mại – dịch vụ và ngành khác.

Xây dựng

Đây là ngành nghề có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số cho vay TDH của Chi nhánh và cũng là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của MHB Cần Thơ trong những năm qua. Nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này có sự sụt giảm lớn và thấp hơn tỷ trọng của ngành thương nghiệp trong cơ cấu doanh số cho vay TDH của Chi nhánh.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà điểm xuất phát là sự đổ vỡ hàng loạt của thị trường bất động sản ở Mỹ vào năm 2008 nhưng thị trường bất động sản tại Cần Thơ năm 2009 lại phát triển mạnh mẽ, nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

- Năm 2009 là năm Cần Thơ tập trung thực hiện nhiệm vụđạt tiêu chí đô thị loại I trước năm 2010, do đó nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, trong đó đặc biệt xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi tăng lên.

Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Xây dựng 776.245 204.433 137.122 (571.812) (73,66) (67.311) (32,93) 2. Thương mại 165.627 75.946 144.280 (89.681) (54,15) 68.334 89,98 3. Ngành khác 106.399 46.975 119.350 (59.424) (55,85) 72.375 154,07 Tổng 1.048.271 327.354 400.752 (720.917) (68,77) 73.398 22,42 Bảng 3.6 – DSCV TDH theo ngành kinh tế của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro MHB Cần Thơ)

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 43

- Nhu cầu về văn phòng cho thuê cũng tăng khi số lượng chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài trong năm 2009 tăng lên đáng kể trên địa bàn Cần Thơ.

- Bên cạnh đó, người dân tại Cần Thơ cũng có nhu cầu đáng kể đối với nhà, đất ở có giá trung bình.

- Ngoài ra do thu nhập bình quân đầu người gia tăng và mức tiêu dùng cao trong khi trên địa bàn chỉ có bốn siêu thị và một siêu thị bán sỉ, con số này được cho là tương đối thấp so với một thành phố có khoảng 1,1 triệu dân nên nhu cầu xây dựng các trung tâm bán lẻđạt tiêu chuẩn quốc tế có thể sẽ tăng trong 3 năm tới.

Chính những nguyên nhân này đã làm cho doanh số cho vay TDH của ngành xây dựng trong năm 2009 đạt giá trị cao nhất trong 3 năm qua.

Cuối năm 2009 đầu 2010, thị trường địa ốc Cần Thơ rất sôi động. Tuy nhiên, khoảng giữa năm, các giao dịch bất động sản diễn ra rất chậm dù giá nhà xây sẵn khá mềm, do thị trường Cần Thơ đang rơi vào chu kỳ đóng băng giống như nhiều thành phố lớn trong cả nước. Mặc dù các doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức kích cầu như hỗ trợ vay ngân hàng, mua nhà trả thành nhiều đợt... nhưng vẫn không thu hút được nhiều khách hàng. Do tâm lý chung là khi thị trường đóng băng, ngay cả người dân có nhu cầu mua thật sự cũng muốn chờ giảm giá thêm nữa. Vì vậy mà nhu cầu vay vốn xây dựng giảm hẳn, đây là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm mạnh mẽ của doanh số cho vay TDH theo ngành xây dựng tại Chi nhánh trong năm 2010, chỉđạt 204.433 triệu đồng giảm 73,66% so với cùng kỳ năm 2009.

Sang năm 2011, do thị trường bất động sản trên cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn trong tình trạng khó khăn, cùng với việc thực hiện giảm doanh số cho vay TDH đối với ngành xây dựng của Chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu trong Chỉ thị 01 của NHNN trong việc cắt giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là bất động sản và chứng khoán so với tổng dư nợ. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số cho vay TDH của ngành xây dựng tại Chi nhánh giảm so với năm 2010, chỉ đạt 137.122 triệu đồng giảm 32,93%.

Thương mại

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Cần Thơ trong 5 năm qua (2005 – 2010) đạt 15,12%, trong đó thương nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế. Tuy thương mại không phải là ngành nghề truyền thống của MHB Cần Thơ nhưng cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong doanh số cho vay TDH của Chi nhánh, chiếm trên 15% trong tổng doanh số cho vay TDH.

Giống như ngành xây dựng, doanh số cho vay TDH ngành thương mại trong năm 2009 có doanh số lớn nhất trong 3 năm, đạt mức 165.627 triệu đồng,

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 44

chiếm 15,8% trong tổng doanh số cho vay TDH của Chi nhánh. Trong đó Chi nhánh tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, kinh doanh lương thực, và chế biến thủy hải sản. Có thể thấy được tình hình hoạt động của ngành này trong năm phát triển khá tốt thông qua việc doanh số cho vay đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, góp phần nâng cao lợi nhuận đạt được của MHB Cần Thơ.

Tuy vậy doanh số cho vay TDH của ngành này năm 2010 đã chuyển hướng giảm mạnh đến 54,15%, xuống mức 75.946 triệu đồng, lợi nhuận tín dụng từ thương nghiệp giảm đi đáng kể. Có 3 nguyên nhân làm cho doanh số cho vay TDH ngành thương nghiệp của Chi nhánh sụt giảm:

- Thứ nhất: Việc thương nhân Trung Quốc đẩy nhanh thu mua nông sản với giá cao, số lượng không hạn chế và không yêu cầu cao về chất lượng khiến doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp Cần Thơ cạnh tranh không lại.

- Thứ hai: Trên thị trường xuất khẩu thì ngành thủy sản gặp trở ngại lớn do: Đầu năm là việc thực hiện quy định IUU của EU đối với ngành thủy sản; Đến nửa cuối năm, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản bị thách thức nghiêm trọng vì nhiễm trifluralin, dẫn đến nguy cơ mất thị trường này; Và gần cuối năm, mặt hàng cá tra bị tổ chức WWF ở 6 nước EU đưa vào danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 – 2011 của họ.

- Chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng mạnh, đặc biệt là giá cả lương thực – thực phẩm làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, cùng với giá nguyên vật liệu cơ bản phục vụ cho phát triển tăng mạnh nên doanh nghiệp cũng hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2011 nhờ có chính sách đúng đắn kịp thời của Chính phủ mà chỉ số tiêu dùng những tháng cuối năm tương đối ổn định, xuất khẩu tăng mạnh, tỷ lệ nhập siêu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng vì vậy đã làm cho doanh số cho vay TDH ngành thương mại của Chi nhánh năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010, đạt 147.827 triệu đồng tăng gần 90%.

Ngành khác

Ngành khác trong cơ cấu doanh số cho vay TDH của MHB Cần Thơ bao gồm: thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ… Tuy chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu cho vay TDH của Chi nhánh nhưng doanh số cho vay và tỷ trọng của các ngành khác đang tăng nhanh qua từng năm.

Nếu như trong năm 2009 doanh số cho vay TDH của các ngành khác chỉ chiếm 10,15% trong cơ cấu doanh số cho vay TDH của Chi nhánh thì sang năm 2010 tỷ trọng này đã tăng lên 14,35%. Nhưng nếu xét về giá trị doanh số cho vay năm 2010 đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, giảm 55,85% nên chỉ đạt 46.975 triệu đồng. Chủ yếu là do doanh số cho vay TDH của ngành nuôi trồng thủy

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 45

sản giảm mạnh. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2010: Nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều bất lợi với những biến động thất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lên xuống thất thường, nhiều người nuôi không tin vào tăng giá bền vững năm tới nên chưa dám thả nuôi đợt mới, vì vậy mà nhu cầu vay vốn không nhiều.

Sang năm 2011 doanh số cho vay TDH các ngành khác tăng 154,07% so với năm 2010, đạt 119.350 triệu đồng. Trái ngược với tình hình năm 2010, năm 2011 người dân đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản do được mùa và được giá làm cho nhu cầu vay tại Chi nhánh tăng đáng kể.

b) Doanh s thu n

Xây dựng

Việc tăng giảm doanh số thu nợ TDH qua từng năm của ngành xây dựng đã ảnh hưởng đến tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu doanh số thu nợ TDH, nhưng nhìn chung thì tỷ trọng này vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu. Cho thấy vị trí quan trọng của ngành xây dựng trong hoạt động tín dụng TDH của Chi nhánh.

Năm 2009 doanh số thu nợ TDH ngành xây dựng đạt 1.101.823 triệu đồng, chiếm hơn 97% doanh thu TDH. Do trong những năm qua Chi nhánh hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu “Ngân hàng nhà ở” hàng đầu trên địa bàn Cần Thơ nên chủ yếu tập cho vay vốn đối với ngành xây dựng vì vậy mà doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng cao.

Đến năm 2010 doanh thu TDH ngành xây dựng của Chi nhánh giảm đáng kể, chỉ đạt 226.704 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm khoảng 80%). Một phần là do thị trường bất động sản Cần Thơđóng băng, nên nhu cầu mua nhà của người dân cũng như nhu cầu thuê văn phòng của doanh nghiệp cũng không

Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Xây dựng 1.101.823 226.704 403.450 (875.119) (79,42) 176.746 77,96 2. Thương mại 7.940 150.191 30.745 142.251 1791,61 (119.446) (79,53) 3. Ngành khác 24.500 82.119 21.374 57.619 235,18 (60.745) (73,97) Tổng 1.134.263 459.014 455.569 (675.249) (3.445) Bảng 3.7 – DSTN TDH theo ngành kinh tế của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro MHB Cần Thơ)

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 46

nhiều đã làm cho doanh thu của các công ty địa ốc giảm sút mặc dù đã dùng nhiều hình thức kích cầu, vì vậy mà một số công ty không trả được nợ cho Chi nhánh khi đến hạn. Mặt khác là do một số hợp đồng tín dụng chưa đến hạn trả nợ làm cho doanh số thu nợ TDH ngành xây dựng của Chi nhánh giảm mạnh.

Bước sang năm 2011, mặc dù thị trường bất động sản tại Cần Thơ cũng không khả quan hơn năm 2010 nhưng doanh số thu nợ TDH của ngành xây dựng lại có sự tăng trưởng, đóng góp 403.450 triệu đồng vào tổng doanh số thu nợ TDH của Chi nhánh, tăng khoảng 78% so với năm 2010, tiếp tục là ngành nghề có doanh số thu nợ cao nhất. Do trong năm Chi nhánh tăng cường công tác thu nợđối với khoản mục này.

Thương mại

Trái ngược với ngành xây dựng, doanh số thu nợ TDH thương mại của MHB Cần Thơ tăng mạnh trong năm 2010 và giảm mạnh trong năm 2011. Cụ thể năm 2010 tăng thêm 142.251 triệu đồng, năm 2011 lại giảm 119.446 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2009, doanh số thu nợ TDH thương mại chỉđạt 7.940 triệu đồng thấp nhất trong các ngành nghề và cũng là mức thấp nhất của ngành này trong 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm nền kinh tế bị ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, cộng thêm thiên tai xảy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nềảnh hưởng mạnh mẽ lên sản xuất và xuất khẩu nên các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, vì vậy mà việc chi trả nợ vay không tốt.

Sang năm 2010, mặc dù nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp của thành phần kinh tế này không nhiều như những năm trước nhưng tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn Cần thơ tương đối thuận lợi, đa số các doanh nghiệp kinh doanh có lời nên việc chi trả các khoản nợ của năm trước và những khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn. Do đó đã làm tăng doanh số thu nợ TDH ngành thương mại của Chi nhánh lên 150.191 triệu đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, góp phần nâng cao tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay TDH của Chi nhánh (từ 0,7% năm 2009 lên 32,72% năm 2010).

Đến năm 2011, doanh số thu nợ TDH ngành thương mại giảm đáng kể chỉ đạt 30.745 triệu đồng, giảm khoảng 80% so với năm 2010. Do tình hình dư nợ đầu năm không nhiều, các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện vay vốn vào giữa năm nên nhu cầu về doanh số thu nợ TDH ngành thương mại của Chi nhánh là không nhiều, nên việc doanh số thu nợ giảm là dễ hiểu.

Qua việc phân tích doanh số thu nợ TDH ngành thương mại, ta thấy doanh số thu nợ cũng như tỷ trọng trong cơ cấu doanh số thu nợ TDH của ngành

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 47

này tăng giảm không ổn định qua từng năm, cho thấy tình hình hoạt động tín dụng TDH trong lĩnh vực thương nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngành này đang có nguy cơ giảm. Vì vậy Chi nhánh cần có biện pháp đối với công tác thu nợ trong lĩnh vực thương nghiệp để giảm thiểu rủi ro tín dụng và bảo đảm khả năng thu hồi vốn vay.

Ngành khác

Tình hình doanh số thu nợ tín dụng TDH của các ngành khác không có nhiều biến động đặt biệt, số liệu tăng giảm theo tình hình chung của hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh và tình hình kinh tế thực tế trong 3 năm trên địa bàn Cần Thơ, đó là doanh số thu nợ tăng mạnh trong năm 2010 và giảm vào năm 2011.

Năm 2010 doanh số thu nợ TDH đối với các ngành này tăng mạnh, đạt 82.119 triệu đồng tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu là do sự tăng mạnh của doanh số thu nợ TDH đối với các ngành khách sạn, nhà hàng và dịch vụ. Do trong năm số lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài trên địa bàn Cần Thơ tăng đáng kể, hơn 880.000 lượng khách lưu trú góp phần nâng cao doanh thu cho các ngành dịch vụ và nhà hàng – khách sạn.

Cũng giống như tình hình thu nợ TDH ngành thương mại năm 2011, do Chi nhánh đã thực hiện thu nợ trong năm 2010 và doanh số cho vay chỉ mới tăng trưởng trong năm 2011 nên doanh số thu nợ TDH của các ngành khác trong năm 2011 có phần giảm so với cùng kỳ năm 2010, chỉđạt 21.374 triệu đồng. c) Tình hình dư n và n xu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Xây dựng 414.176 391.904 125.576 (22.272) (5,38) (266.328) (67,96) Nợ xấu 6.273 6.553 4.416 280 4,46 (2.137) (32,61) 2. Thương mại 108.537 34.292 147.827 (74.245) (68,41) 113.535 331,08 Nợ xấu 5.248 3.738 2.622 (1.510) (28,77) (1.116) (29,86) 3. Ngành khác 59.567 24.424 122.400 (35.143) (59,00) 97.976 401,15 Nợ xấu 3.313 826 571 (2.487) (75,07) (255) (30,87) Tổng 582.280 450.620 395.803 (131.660) (54.817) Bảng 3.8 – Dư nợ và nợ xấu TDH theo ngành kinh tế của MHB Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro MHB Cần Thơ)

GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn SVTH: Lý Thị Ngọc Như Trang 48

Nhìn vào biểu đồ 3.5 cho thấy trong năm 2010 tình hình dư nợ của các ngành đều không có sự tăng trưởng, giảm so với năm 2009. Sang năm 2011, dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay trung – dài hạn tại mhb cần thơ (Trang 57 - 66)