- Điện thoại NR: Di động:
4.5.2. Liên quan giữa số lượng nang noãn trưởng thành và có thai
- Trong nhóm AI không có trường hợp nào có 2 nang > 18mm. Trong nhóm CC, tỉ lệ có thai ở nhóm kích thích được 2 nang noãn cao hơn hẳn so với nhóm kích thích được 1 nang có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nhóm CC có 12 trường hợp kích thích được 2 nang trong 1 chu kỳ, trong đó có 2 trường hợp có thai chiếm tỉ lệ 16,6%, trong khi ở nhúm cú 1 nang chỉ có 2,7% số chu kỳ có thai.
- Các tác giả đều nhận thấy số lượng nang noón chớn có liên quan đến tỉ lệ thụ thai. Theo nghiên cứu của Tomlinson MJ và cộng sự năm 1996, cơ hội có thai sau khi có 1 noón chớn chỉ đạt 7,6%, trong khi nếu có 2 noón thỡ cơ hội có thai sau IUI tăng lên tới 26% [73].
- Theo Nuojua-Huttunen S và cộng sự năm 1999, nhiều nang noãn phát triển có thể có kết quả trong sự tăng số lượng nang noãn được thụ tinh cũng như chất lượng niêm mạc tử cung và chất lượng pha hoàng thể tốt hơn, do đó tỷ lệ thụ tinh và làm tổ tăng lên. Khi chỉ có 1 nang noón chớn , kết quả tỉ lệ có thai thấp [62].
- Kết quả nghiên cứu của Lê Minh Châu năm 2002 cho thấy khi có một nang noãn kích thước > 17mm tỷ lệ có thai là 18,4%. Khi có hơn 1 nang noãn
kích thước >17mm tỷ lệ có thai tăng lên 29,0%. Có 23/25 trường hợp là có 1 thai (chiếm 92,0%) và 8% là đa thai [1].
- Kết quả nghiên cứu trong nhóm CC của chúng tôi cũng tương tự như của các tác giả khác, tuy nhiên vì cỡ mẫu nhỏ nên chúng tôi không gặp trường hợp nào đa thai. Tuy nhiên trong nhóm AI, mặc dù không có trường hợp nào cú trờn 1 nang noãn >18mm, nhưng tỉ lệ có thai vẫn tương đương nhóm CC. Điều này có thể do nguyên nhân nội mạc tử cung mỏng trong nhóm CC làm ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của trứng, do đó mặc dù kích thích được nhiều nang noãn trưởng thành nhưng tỉ lệ có thai ở nhóm CC vẫn không cao hơn so với nhóm AI.