0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

dày niêm mạc tử cung

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP IUI CÓ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG BẰNG AI HOẶC CC TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH (Trang 54 -55 )

- Điện thoại NR: Di động:

4.2. dày niêm mạc tử cung

- Độ dày niêm mạc tử cung trung bình trên tổng số chu kỳ giữa 2 nhúm phỏc đồ: độ dày niêm mạc tử cung ở nhóm AI là 10,1 ± 3,3 mm, lớn hơn độ dày trung bình của nội mạc tử cung ở nhóm CC là 8,2 ± 2,4 với p < 0,05. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và nước ngoài [24].

- Theo Phùng Huy Tuân [16] khi nghiên cứu trên 60 bệnh nhân vô sinh được chia làm 2 nhóm kích thích phúng noón bằng CC và AI, độ dày niêm mạc tử cung ở nhóm AI cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm CC (9,5±1,9 so với 7,4±1,6).

- Tác giả Mitwally và Casper (2001) cũng nhận thấy nhóm AI có độ dày niêm mạc tử cung trung bình vào ngày phúng noón là 8,9mm so với nhóm CC là 5,0mm [57].

- Trong nghiên cứu của Christopher S. Sipe (2006) trên 50 bệnh nhân vô sinh chia làm 2 phác đồ CC và AI, tác giả nhận thấy độ dày niêm mạc tử cung vào ngày phúng noón ở nhóm AI là 9,4± 2,5 mm, cao hơn ở nhóm CC là 8,5± 3,0, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [70].

- Sở dĩ độ dày niêm mạc tử cung ở nhóm CC thấp hơn nhóm AI, một số tác giả cho rằng do cơ chế cạnh tranh chiếm các thụ thể estrogen gây tình trạng giả thiếu estrogen, kích thích tuyến yên tiết FSH giúp nang noãn phát triển. Tuy nhiên do thời gian bán hủy kéo dài cùng tác dụng chiếm các thụ thể

của estrogen tại cơ quan ngoại vi mà đặc biệt là niêm mạc tử cung, tác dụng bất lợi của CC thường được nhắc tới nhất là làm niêm mạc tử cung mỏng và kết quả là tỉ lệ có thai không tương xứng với tỉ lệ rụng trứng [32]. Trong những nghiên cứu trước đó khi so sánh CC với FSH, tác giả Ombelet W và cộng sự cũng nhận thấy rằng kích thích phúng noón bằng CC dẫn đến tỉ lệ số trường hợp có độ dày niêm mạc tử cung <7mm tăng cao hơn hẳn (87/93 chu kỳ), và độ dày niêm mạc tử cung trung bình của nhóm CC là 8,8 ± 2,3mm, trong khi của nhúm dựng FSH là 10,6 ± 2,3mm [63]. Điều đó một lần nữa khẳng định thêm tác dụng kháng estrogen của CC ảnh hưởng đến độ dày niêm mạc tử cung [71].

- AI tuy cũng là thuốc kháng estrogen nhưng kích thích tăng FSH nội sinh bằng khả năng giảm thực sự nồng độ estrogen trong máu. Ưu điểm của AI so với CC là không ức chế thụ thể với estrogen nờn khụng gõy những tác động bất lợi như CC trên những cơ quan đích ngoại biên như làm mỏng niêm mạc tử cung hay làm giảm chất nhầy CTC. Mối lo ngại về tác động bất lợi của việc giảm nồng độ estrogen dường như không phải vấn đề lớn khi nồng độ estrogen trong mỏu đó kịp tăng trở lại và độ dày niêm mạc tử cung ở thời điểm cho hCG được cải thiện rõ rệt so với khi dùng CC.

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP IUI CÓ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG BẰNG AI HOẶC CC TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH (Trang 54 -55 )

×