0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kết quả có thai trong hai phác đồ

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP IUI CÓ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG BẰNG AI HOẶC CC TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH (Trang 57 -60 )

- Điện thoại NR: Di động:

4.4. Kết quả có thai trong hai phác đồ

4.4.1. Tỷ lệ có thai trên số bệnh nhân

- Trong tổng số 124 bệnh nhân được kớch noón bằng CC hoặc AI sau đó bơm IUI, có 16 trường hợp có thai, chiếm tỉ lệ 13%.

- Trong tổng số 316 chu kỳ của cả 2 phác đồ với số có thai 16 trường hợp, chiếm tỉ lệ số có thai trên số chu kỳ là 5,06%.

Nghiên cứu Năm Kết quả theo CK Kết quả trên BN

Nuojua-Huttunen S và CS 1999 12,6

Lê Minh Châu 2002 9,6 25

Tô Minh Hương và CS 2006 14,9 23,3

Đỗ Thị Hải 2006 11,3

Trần Thị Ngọc Phượng 2009 5,06 13

- Kết quả có thai phụ thuộc vào phác đồ điều trị, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều đối tượng nghiên cứu như tuổi vợ, số năm vô sinh, số vòi trứng thông. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nuojua-Huttunen S 12,6% (năm 1999) [62], của Đỗ Thị Hải 11,3% [4]. Nhưng thấp hơn kết quả của Lê Minh Châu (25%) [1], có thể do tác giả chỉ nghiên cứu trên bệnh nhân có cả 2 vòi trứng thông trong khi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có cả những trường hợp tắc 1 vòi trứng.

4.4.2.Tỷ lệ có thai trên tổng số chu kỳ

- Tỷ lệ có thai trên tổng số chu kỳ ở nhóm AI là 6,75%, khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với nhóm CC là 3,65% với p>0,05. Tỷ lệ có thai trên số chu kỳ của tác giả Ahmed Badawy (năm 2009) cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi với 15,1% ở nhóm AI và 17,9% ở nhóm CC [24]. Tuy nhiên đối

tượng trong nghiên cứu của Ahmed Badawy không có các trường hợp tắc 1 bờn vũi tử cung và tuổi trung bình của vợ trong nghiên cứu của Ahmed Badawy thấp hơn trong nghiên cứu này.

- Trong 62 bệnh nhân được áp dụng phác đồ AI để kích thích noãn trong chu kỳ 1, có 5 bệnh nhân có thai chiếm tỉ lệ 8%, tuy nhiên có 8 bệnh nhân không kích được noãn sau đó chuyển sang IVF. Ngoài ra trong 6 trường hợp tắc VT 1 bờn cũn cú 3 trường hợp noãn trội bên buồng trứng cựng bờn với VT tắc nên sau đó chuyển phác đồ.

- Do đó sang chu kỳ 2 số trường hợp kớch noón chỉ còn 46 trường hợp, trong đó có 2 trường hợp có thai chiếm 4,3%.

- Đặc biệt trong tổng số 44 bệnh nhân được kớch noón trong chu kỳ 3 ở nhóm AI có 3 trường hợp có thai, chiếm tỉ lệ 6,8%.

- Vậy tỉ lệ có thai cộng dồn trong tổng số 152 chu kỳ trên 62 bệnh nhân ở nhóm AI là 6,75%.

- Những nghiên cứu cơ bản về dược động học của AI cho thấy thời gian bán hủy của thuốc này từ 30-60 giờ. Như vậy tác dụng của thuốc hầu như không còn vào thời điểm rụng trứng và phát triển của phôi nếu thuốc được dùng vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang muốn có con, AI được chấp thuận cho dùng đến ngày thứ 7 của vòng kinh. Trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp trường hợp nào có tác dụng phụ đáng kể của AI. Tuy nhiên, thời gian bán hủy ngắn cũng đồng nghĩa với việc khả năng kích thích sản xuất FSH nội sinh của AI không duy trì lâu sau khi ngừng thuốc, nhưng cũng không thể kéo dài thời gian dùng AI vì như vậy sẽ không đủ estrogen cho nội mạc phát triển [28]. Trong nghiên cứu của Phùng Huy Tuân [16], E2 tăng từ 41 ở ngày 7 lên 482pg/ml chỉ khoảng 4 ngày sau, vào ngày cho hCG. Có lẽ đó là nguyên nhân chính làm số trường hợp không kích được noãn ngay ở chu kỳ I của nhóm AI chiếm tới

12,9%. Một số tác giả khuyờn cỏo nờn khắc phục nhược điểm này của AI bằng cách sử dụng FSH ngoại sinh sau khi ngưng AI [59].

- Trong chu kỳ 3 ở nhóm AI vẫn có 3 trường hợp có thai chiếm tỉ lệ 6,8%. Chứng tỏ không thấy khả năng kháng thuốc AI nếu dùng nhiều chu kỳ trên 1 bệnh nhân.

- Trong 62 bệnh nhân bệnh nhân áp dụng phác đồ CC để kích thích noãn trong chu kỳ 1, có 4 bệnh nhân có thai chiếm tỉ lệ 6,45%, tuy nhiên có 2 bệnh nhân không kích được noãn sau đó chuyển sang IVF. Ngoài ra trong 5 trường hợp tắc VT 1 bên có 3 trường hợp noãn trội bên buồng trứng cựng bờn với VT tắc nên sau đó chuyển phác đồ.

- Do đó sang chu kỳ 2 số trường hợp kớch noón chỉ còn 53 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp có thai chiếm 1,9%, 3 trường hợp không kích được noãn chiếm tỉ lệ 5,6%.

- Sang chu kỳ 3 nhóm CC chỉ còn 49 bệnh nhân. Trong tổng số 49 bệnh nhân được kớch noón trong chu kỳ 3 ở nhóm CC có 1 trường hợp có thai, chiếm tỉ lệ 2,0%. Vậy tỉ lệ có thai cộng dồn trong tổng số 164 chu kỳ trên 62 bệnh nhân ở nhóm CC là 3,65%.

- Kết quả trên cho thấy không như phác đồ AI, trong phác đồ CC tỉ lệ có thai giảm dần qua các chu kỳ, đồng thời các trường hợp không kích được noãn cũng tăng dần qua các chu kỳ CC.

- Các nghiên cứu đã làm từ trước đây đều chỉ ra rằng: tỉ lệ có thai (tỉ lệ cộng dồn) tăng lên theo số lần điều trị (số chu kỳ IUI), và hầu như có thai sau 3 chu kỳ IUI đầu tiên, sau đó tỉ lệ thành công tăng lên không đáng kể.

- Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Tiến năm 2008 khi nghiên cứu 332 bệnh nhân vô sinh được điều trị bằng phương pháp bơm IUI, số bệnh nhân chu kỳ đầu là cao nhất, sau đó giảm dần theo số chu kỳ điều trị và chỉ còn 10 bệnh nhân được bơm IUI trên 4 chu kỳ. Tác giả cũng nhận thấy

tỉ lệ có thai ở các chu kỳ sau giảm dần và đến chu kỳ 4 thì không còn trường hợp nào có thai [14].

- Một số tác giả giải thích tỉ lệ có thai cao ở nhóm những bệnh nhân sử dụng phác đồ CC ngay trong chu kỳ đầu tiên so với những chu kỳ sau là do những trường hợp vô sinh chỉ do chất nhày CTC thường sẽ có thai ngay từ chu kỳ đầu.

4.5. Xác định các yếu tố liên quan đến tỉ lệ có thai của hai phác đồ qua kỹ thuật IUI

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP IUI CÓ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG BẰNG AI HOẶC CC TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH (Trang 57 -60 )

×