Kết quả nhân bản gen GmEXP1 từ DNA hệ gen của hai giống đậu

Một phần của tài liệu so sánh sự phát triển bộ rễ và phân lập gen gmexp1 liên quan đến khả năng kéo dài rễ của cây đậu tương [glycine max (l.) merrill] (Trang 52 - 54)

tƣơng XLS và LBG

Dựa trên cơ sở dữ liệu khai thác từ Ngân hàng gen Quốc tế với mã số AF516879, chúng tôi đã thiết kế cặp mồi đặc hiệu để nhân và phát hiện sự có mặt của gen GmEXP1 ở hai giống đậu tƣơng là XLS và LBG. Cặp mồi SoyExp-F/SoyExp-R có trình tự nucleotide đã đƣợc trình bày ở bảng 2.2.

Ðoạn gen GmEXP1 đƣợc nhân từ DNA tổng số bằng phƣơng pháp PCR. Kết quả nhân gen đƣợc kiểm tra bằng phƣơng pháp điện di trên gel agarose 1% trong TAE 1X, với sự có mặt của thang DNA chuẩn và chụp ảnh dƣới ánh sáng cực tím. Hình ảnh điện di đƣợc thể hiện ở hình 3.5

Hình 3.5. Hình ảnh điện di kết quả nhân gen GmEXP1

Kí hiệu: M. Marker 1 Kb; 1-2: XLS; 3-4: LBG

Hình 3.5 cho thấy đoạn DNA nhân bản đƣợc có tính đặc hiệu có kích thƣớc ƣớc tính khoảng 1200bp, hàm lƣợng của sản phẩm đủ lớn để thực hiện cho các nghiên cứu tiếp theo. Kích thƣớc của đoạn DNA khuếch đại phù hợp với tính toán lý thuyết khi chúng tôi thiết kế mồi và đúng bằng kích thƣớc của gen GmEXP1 đã đăng ký trên Ngân hàng gen Quốc tế với mã số AF516879 [38]. Nhƣ vậy có thể sơ bộ kết luận rằng chúng tôi đã nhân bản thành công gen GmEXP1 từ hai giống đậu tƣơng Xuân Lạng Sơn và Lơ Bắc Giang.

Vì sản phẩm PCR ngoài đoạn gen mong muốn còn có sản phẩm phụ, các nucleotide dƣ thừa sau phản ứng, mồi, enzyme… Vì vậy, để quá trình biến

1 2 3 4 M

nạp đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi đã tiến hành thôi gel và tinh sạch sản phẩm PCR theo bộ Kit DNA extraction Kit K05013 của hãng Fermentas để thu nhận đoạn gen GmEXP1 mong muốn trƣớc khi biến nạp.

Một phần của tài liệu so sánh sự phát triển bộ rễ và phân lập gen gmexp1 liên quan đến khả năng kéo dài rễ của cây đậu tương [glycine max (l.) merrill] (Trang 52 - 54)