Từ quan điểm hàn lâm, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là một thách thức khó có câu trả lời, truyền cảm hứng cho các nỗ lực nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã gây ra một tác động tiêu cực lên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, và nó đƣợc các chuyên gia kinh tế so sánh với cuộc đại suy thoái 1929-1933. Xuất phát từ việc cho vay bất động sản dƣới chuẩn (subprime loans), mặc dù thị trƣờng này không phải là thị trƣờng quan trọng nhất của các ngân hàng ở Mỹ, nó chỉ là một số tiền khá, khoảng 2300 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng số tín dụng bất động sản và chỉ bằng 3.8% tống số tài sản các hộ gia đình ở Mỹ. Thế mà khi khủng hoảng xảy ra, nó đã gây ra tổn thất về sản lƣợng của cả thế giới từ 2008 đến 2015 có thể lên đến 47.000 tỷ USD, gấp 20 lần số tiền tín dụng bất động sản dƣới chuẩn ở trên. Tuy nhiên những con số ƣớc tính tổn thất ấy không đồng nghĩa với việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Hiện nay, đã có nhiều cơ quan, các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng đây là một cuộc khủng hoảng lớn, nhƣng để trả lời cho vấn đề rằng cuộc khủng hoảng này sẽ sâu rộng đến đâu, là một câu hỏi khó có câu trả lời. Các bài nghiên cứu ở cả lý thuyết và thực tiễn đều đã đƣợc thực hiện khá nhiều để nghiên cứu nhắm đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Dù sao, nghiên cứu về nó vẫn còn xa mới có thể thấu đáo mọi khía cạnh do sự phức tạp của vấn đề.
Bài nghiên cứu này nhắm đến cái đích là một sự giải thích vào những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô với những bằng chứng vi mô ở cấp độ doanh nghiệp, nảy sinh từ tính bất cân xứng trong vấn đề tài trợ cho các cơ hội đầu tƣ phát triển, sản xuất kinh doanh giữa hai khối Tradable và Non-Tradable ở Việt Nam. Đối với vấn đề này, Tornell và Westermann (2002a) đƣa ra một lời giải thích khá thú vị: “Nhiều quốc gia mà đã tự do hoá thị trƣờng tài chính, đã phải trải qua sự phát triển của cho vay và kết thúc bằng cuộc khủng hoảng kép, cả về tiền tệ và ngân hàng và kéo theo sau đó là cuộc khủng hoảng tín dụng kéo dài trong nhiều năm sau cuộc khủng hoảng kép đó”. Hai nhà nghiên cứu đã xác định hai vấn đề chính yếu gây ra điều này, và nó chính là nguồn gốc
gây ra những cuộc khủng hoảng thông thƣờng ở những quốc gia đang phát triển, nhƣ là rủi ro tỷ giá, ngoại hối và tính bất cân xứng trong tài trợ cho các cơ hội đầu tƣ sản xuất, phát triển giữa hai nhóm doanh nghiệp Tradable và Non-Tradable.
Bài nghiên cứu này nhắm đến vấn đề đƣợc đƣa ra sau, đó chính là tính bất cân xứng trong tài trợ cho các cơ hội sản xuất, phát triển giữa hai nhóm doanh nghiệp Tradable và Non-Tradable ngay từ lúc nảy sinh và khi kết thúc của cuộc khủng hoảng. Liên quan đến vấn đề này, Tornell và Westermann (2002a, 2002b, và 2004) giải thích kỹ hơn về việc ngoài sự trùng hợp ngẫu nhiên của những bất hoàn hảo của thị trƣờng tín dụng và việc bất cân xứng trong sự phát triển của các khu vực nhƣ là một hiện tƣợng thông thƣờng ở những nƣớc có thu nhập trung bình (MICs), có thể dẫn đến sự mong manh của hệ thống tài chính. Ở những nƣớc đƣợc đề cập trong nghiên cứu của hai ông, trong giai đoạn đỉnh điểm tăng trƣởng nóng trong tín dụng, khu vực Non-Tradable tăng nhanh hơn khu vực Tradable, nhƣng ngƣợc lại, khu vực Non-Tradable lại hoàn trả các khoản vay chậm hơn khu vực Tradable trong giai đoạn khủng hoảng tín dụng mà nảy sinh theo sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Cùng quan điểm với giải thích này, bài báo đặt ra một câu hỏi đơn giản: liệu rằng khu vực Non-Tradable có bị giới hạn trong vấn đề tài trợ nhiều hơn khu vực Tradable trong giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng hay không ở Việt Nam. Câu hỏi này sẽ là trọng tâm trong bài nghiên cứu này, và đƣợc điều tra bằng việc kiểm tra độ nhạy cảm trong đầu tƣ ở mức độ doanh nghiệp đối với nguồn tài trợ nội bộ hoặc dòng tiền, cùng với đó mẫu các doanh nghiệp nghiên cứu đƣợc chia làm 2 nhóm nhƣ đã giới thiệu ở trên. Những phát hiện của bài nghiên cứu thực nghiệm có thể quan trọng trong việc giải thích những bất ổn vĩ mô, vì vấn đề đầu tƣ ở mức độ doanh nghiệp là một yếu tố nòng cốt trong những bất ổn mang tính vĩ mô cho toàn bộ nền kinh tế và chu kỳ kinh doanh.
Để đạt đƣợc các mục tiêu đƣa ra, các phần còn lại của bài nghiên cứu sẽ đƣợc sắp xếp nhƣ sau. Phần tiếp theo là những giới thiệu về sự xuất hiện của vấn đề giới hạn tài trợ ở
2 9
Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Phần 3 là phần tổng quan các lý thuyết nghiên cứu trƣớc đây về giới hạn tài trợ. Phần 4 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm, phần 5 trình bày kết quả. Và phần cuối cùng sẽ trình bày những kết luận của bài nghiên cứu.