Các biến trong mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Giới hạn nguồn tài trợ và vấn đề đầu tư ở cấp độ doanh nghiệp ở việt nam, theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 (Trang 49 - 51)

3. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT: NHỮNG SỰ VA CHẠM VỚI THỊ TRƢỜNG TÍN DỤNG

4.2. Các biến trong mô hình hồi quy

4.2.1. Đầ ầ u t ƣ

Đầu tƣ ở cấp độ doanh nghiệp thì thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là giá trị của máy móc, nhà máy và các tòa nhà mà đƣợc doanh nghiệp mua và dùng cho mục đích sản xuất. Theo đó, Bài nghiên cứu này sử dụng tài sản cố định nhƣ là đại diện cho đầu tƣ trong dài hạn. Những dự đoán theo lý thuyết cho rằng những doanh nghiệp bị giới hạn về tài trợ sẽ cho thấy một độ nhạy lớn hơn của đầu tƣ đối với dòng tiền (FHP, 1998; Chirinko và Kalckreuth, 2002; Bruinshoofd, 2003). Trong trƣờng hợp này, nếu khối doanh nghiệp Non-Tradable đối mặt với một sự giới hạn tài trợ lớn hơn khối doanh nghiệp Tradable, thì hệ số cfN sẽ đƣợc kì vọng nhận giá trị cao hơn cfT.

4.2.2. Dòn g tiền

Trong bài nghiên cứu của Fazzari, Ferri và Greenberg (2003), có thể nhận thấy rằng trong mô hình đầu tƣ mang tính nội sinh của Keynes, nếu dòng tiền không đủ để tài trợ cho các dự án đầu tƣ, những doanh nghiệp sẽ đi vay nợ. Điều này hàm ý rằng các hoạt động đầu tƣ nên đƣợc tài trợ ngay từ đầu bằng nguồn tài trợ nội bộ trƣớc khi tiếp cận với nguồn tài trợ từ bên ngoài. Trong trƣờng hợp này, dòng tiền này về cơ bản sẽ tƣơng quan nghịch đến đầu tƣ của doanh nghiệp.

Gần đây, một bộ phận lớn các bài nghiên cứu cho rằng, do những vấn đề bất cân xứng thông tin và những bất hoàn hảo của thị trƣờng, chi tiêu vốn đầu tƣ của doanh nghiệp bị chi phối một cách đáng kể bởi khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra dòng tiền nội bộ. Điều này dẫn đến sự giải thích rằng những doanh nghiệp thích nguồn tiền từ nội bộ hơn là nợ bên ngoài, và kết quả là đầu tƣ tỷ lệ nghịch với nợ vay.

4.2.3. RO O E

Berger và Ofek (1995) cũng đã từng sử dụng ROE nhƣ là một đại diện cho giá trị của doanh nghiệp và sự đánh giá từ thị trƣờng đến các cơ hội đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp. ROE sử dụng trong bài nghiên cứu này đƣợc liên hệ đến khả năng sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu đối với các cơ hội đầu tƣ kinh doanh của doanh nghiệp, phần nào phản ánh trong đó sự nhìn nhận của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng và của nhà quản lý, là những ngƣời có những quyết định có đầu tƣ hay không đối với các dự án đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, hệ số đƣợc kỳ vọng là sẽ mang dấu dƣơng.

4.2.4. Khả năng sinh lợi

Trong bài nghiên cứu này, doanh thu trong năm trƣớc sẽ đƣợc tham chiếu và đƣợc sử dụng nhƣ là đại diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong những năm sau đó. Một cách đơn giản, khả năng sinh lợi đƣợc kỳ vọng sẽ tăng cùng với mức tăng trong đầu tƣ. Tôi kỳ vọng rằng khả năng sinh lợi sẽ dƣơng và có ý nghĩa. Khả năng sinh lợi đƣợc cho là dùng để giải thích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và tƣơng lai. Nó nhất quán với mô hình “Sales accelerator”; một mức doanh thu cao hơn sẽ gia khả năng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng (FHP, 1988).

4.2.5. Vốn lƣu động

Fazzari và Petersen (1993) mô tả vốn lƣu động nhƣ là sự kết hợp của tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và những khoản tƣơng đƣơng, và đƣợc dùng để đo lƣờng mức thanh khoản của tài sản. Fazzari và Petersen (1993) tranh luận rằng, do những giới hạn tài trợ, chi phí quá cao để doanh nghiệp có thể thay đổi về mức tài sản cố định đang có, và vì vậy họ sẽ tìm kiếm để duy trì một mức tài sản cố định ổn định, thông qua những điều chỉnh về vốn luân chuyển tƣơng ứng. Tranh luận này cũng đồng nghĩa với giả thuyết về các hoạt động nội tại của doanh nghiệp (Bernanke và Gertler, 1986).

Tài trợ từ bên ngoài, nếu khả dụng, có thể tốn kém hơn nguồn tài trợ từ nội bộ do những chi phí chuyển giao, những vấn đề đại diện, và bất cân xứng thông tin. Vì vậy, khi những doanh nghiệp chọn giảm (tăng) nguồn vốn lƣu động, mức tài sản cố định sẽ tăng (giảm) một cách tƣơng ứng.

Trong trƣờng hợp này, wk đƣợc kì vọng sẽ có ý nghĩa và tƣơng quan nghịch.

4.2.6. Nợ

Có hai lý thuyết trái ngƣợc tiếp cận đến việc giải quyết mối quan hệ giữa mức đòn bẩy của một doanh nghiệp và dòng tiền của nó. Lý thuyết đánh đổi cho rằng đó là mối quan hệ tƣơng quan thuận (Modigliani và Miller, 1958), trong khi theo lẽ thƣờng thì hàm ý cho rằng đó là mối tƣơng quan nghịch (Myers và Majluf, 1984). Trong khi đó, lý thuyết dấu hiệu cho rằng một mức nợ cao hơn có thể đƣợc xem nhƣ là một dấu hiệu của sự cải tiến khả năng trong việc tài trợ cho đầu tƣ, vì lý do đó mà có mối tƣơng quan thuận giữa nợ và đầu tƣ.

5. KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Giới hạn nguồn tài trợ và vấn đề đầu tư ở cấp độ doanh nghiệp ở việt nam, theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w