VẤN ĐỀ GIỚI HẠN TRONG TÀI TRỢ Ở VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008 VÀ NHỮNG

Một phần của tài liệu Giới hạn nguồn tài trợ và vấn đề đầu tư ở cấp độ doanh nghiệp ở việt nam, theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 (Trang 30 - 35)

CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008 VÀ NHỮNG CƠ SỞ LẬP LUẬN

Hình 1: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam và các nƣớc trong khu vực qua các năm

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Việt Nam có lẽ là một quốc gia ít chịu tác động nhất trong khu vực Đông Nam Á từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu rơi vào ảm đạm, Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt chính sách phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào đáy tăng trƣởng từ tháng 1/2009 và cũng từ đó liên tục

khôi phục tăng trƣởng trong suốt cả năm. Theo nhiều đánh giá quốc tế, Việt Nam đã vƣợt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một cách đáng kinh ngạc. Với con số GDP 5,32%, Việt Nam có thành tích tốt nhất so với các nƣớc láng giềng Đông Nam Á về mặt tốc độ tăng trƣởng, theo nhƣ đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Việt Nam là một trong 12 quốc gia trên Thế giới đạt tốc độ tăng trƣởng dƣơng trong năm 2009. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam khá ổn định, một năm sau cột mốc khủng hoảng xảy ra, năm 2009 khi đƣợc so sánh với những quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á, thì tốc độ tăng trƣởng GDP thực tƣơng đối cao: Việt Nam là 5.3%, trong khi Thái Lan là (-2.3%), Philippine là 1.1% và Malaysia là (-1.5%). Dữ liệu đƣợc thu thập từ Ngân hàng thế giới (WB), tuy nhiên đó chỉ là một mặt vấn đề, ở một chiều khác, Việt Nam lại là một trong những quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới.

Hình 2: Lạm phát của Việt Nam qua các năm

Lạm phát (%)25 25 20 15 10 5 3.2 0 7.8 8.3 7.4 8.3 23.1 7.1 8.9 18.7 Lạm phát (%) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Sau một thời gian dài, lạm phát ở Việt Nam vẫn duy trì ở mức một con số thì bắt đầu từ năm 2008, lạm phát bắt đầu có xu hƣớng tăng nhanh, đặt biệt năm 2008 lạm phát cao

đỉnh điểm vƣợt mức 2 con số (23.1%), tuy có giảm trong những năm sau nhƣng vẫn rất cao, cao hơn nhiều nƣớc trong khu vực và so với bình quân thế giới.

Hình 3: Lạm phát ở Việt Nam và các nƣớc qua các năm từ 2003 đến 2012

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Lạm phát tăng cao ở Việt Nam tăng cao đỉnh điểm vào năm 2008, đó là hệ quả của cả một giai đoạn nền kinh tế tăng trƣởng nóng nhƣng thực sự không bền vững. Một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao nhƣ trên đó là sự cố hữu của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Sau những năm suy giảm phát triển kinh tế cuối giai đoạn 90, từ năm 2000, các nhân tố lạm phát bắt đầu đƣợc nuôi dƣỡng khi giải pháp kích cầu tăng trƣờng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tƣ của các doanh nghiệp nhà nƣớc. Việc bơm tiền ra để đầu tƣ kích thích tăng trƣởng kinh tế, song hệ số ICOR cao, nguy cơ lạm phát là khó tránh khỏi. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2009 đã ở mức 38%, gấp 7 lần tốc độ tăng trƣởng GDP, cao hơn nhiều so với mức chệnh lệch 3.5 lần giữa tốc độ tăng tín dụng bình quân và tốc độ tăng GDP trong 5 năm trƣớc. Đây là sức ép gây ra lạm phát cao trong năm 2010 và sau đó. Kết hợp với kinh tế phục hồi sau ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính 2008, nhu cầu tiêu dùng cũng nhƣ sản xuất tăng dần trở lại. Cầu tăng giúp kích thích kinh tế nhƣng vấn đề đáng lo ngại hơn là nhu cầu giả tạo, làm giá cả

tăng cao không cần thiết. Cán cân thƣơng mại Việt Nam chịu thâm hụt kéo dài trong nhiều năm (năm 2007 thâm hụt hơn 12 tỷ USD, năm 2008 mức thâm hụt tăng lên đến 17 tỷ USD). Sang năm 2009, khác với các nƣớc khác, mất cân bằng cán cân thƣơng mại thu hẹp lại khi chịu tác động của khủng hoảng, mức thâm hụt cán cân thƣơng mại Việt Nam có giảm xuống nhƣng không đáng kể, nhập siêu vẫn ở mức 12,2 tỷ USD ngang bằng với năm 2007, cao hơn nhiều so với nhiều năm trƣớc đó. Sự nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá theo chƣơng trình kích thích kinh tế đã đẩy mạnh nhập khẩu, góp phần làm thâm hụt cán cân thƣơng mại quay trở lại. Tình trạng thâm hụt cán cân thƣơng mại triền miên và chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trƣờng tự do tạo tâm lý lo ngại Việt Nam đồng mất giá, tạo cầu giả tạo, giá cả tăng cao, và hệ quả là mức lạm phát lại lần nữa tăng cao vào các năm 2010 và 2011 nhƣ vừa qua.

Dƣới áp lực lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nƣớc phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lƣợng tiền trong lƣu thông, nhƣng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và các nhân kinh doanh vẫn rất lớn. Mặt khác lạm phát tăng cao đã làm giá đầu vào và đầu ra của các nguyên vật liệu, sản phẩm biến động không ngừng tạo nên sự bất ổn trong thị trƣờng.

Ngay từ những tháng cuối năm 2009, những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển dần từ nới lỏng sang chính sách thắt chặt. Chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất cơ bản từ đầu tháng 12/2009, trong khi chính sách tài khoá dù có chặt hơn đôi chút nhƣng nhìn chung vẫn theo hƣớng nới lỏng. Sáng ngày 05/11/2010, Ngân hàng Nhà Nƣớc đã ra quyết định nâng một loạt các mức lãi suất chủ chốt, trong đó nổi bật là việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 9% lần đầu tiên sau 11 tháng liên tục duy trì ở mức 8%. Với hai mục đích: thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và trả lãi suất về đúng diễn biến cung cầu của thị trƣờng, góp phần hạ nhiệt tỷ giá. Thực ra lãi suất cơ bản không còn đóng vai trò quan trọng nhƣ trƣớc kia nhƣng đây vẫn đƣợc coi là tín hiệu đi đầu làm

tham chiếu cho các loại lãi suất khác. Việc lãi suất cơ bản tăng cùng với chủ trƣơng trả lãi suất về với thị trƣờng nhằm rộng đƣờng cho các ngân hàng tăng lãi suất trở lại và đƣợc coi là một trong những biện pháp để tăng cƣờng niềm tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ, góp phần bình ổn tỷ giá.

Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động đƣợc vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trƣờng vốn. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% - 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đƣa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng.

Những biến động nửa đầu năm 2010 đã đẩy lãi suất huy động VND lên quanh 11%/năm. Đồng thuận lãi suất là yêu cầu quen thuộc đặt ra giữa các ngân hàng trong năm này. Trƣớc xu hƣớng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nƣớc đã họp với các thành viên, đồng thuận không quá 12%/năm đƣợc đƣa ra vào ngày 5/11/2010. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi suất lần lƣợt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm… Các ngân hàng liên tục cạnh tranh nhằm hút vốn, điều này xuất phát từ nhu cầu đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng, nhằm bù đắp cho những khoản vay “quá tay” trong giai đoạn trƣớc năm 2008. Phản ứng cạnh tranh ghi nhận ở sự kiện này là SeABank nâng lãi suất huy động lên 18%/năm. Nếu năm 2010, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm đƣợc đặt ra, thì đến đầu 2011 nó tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ số 02/2011/TT- NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và sau đó là những xáo trộn từ các thỏa thuận ngầm, sự nở rộ của các giao dịch ủy thác.

Sự gia tăng nhanh chóng của lãi suất huy động trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng đã kéo theo sự gia tăng chóng mặt đối với lãi suất cho vay, theo nội dung báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, lãi suất vay vốn tăng quá cao, dao động vào khoảng

18-22%/năm, cá biệt lên đến 25-27%/năm khiến nhiều dự án đình hoãn. Theo Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cho vay vƣợt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp

Hình 4: Lãi suất huy động và cho vay ở Việt Nam qua các năm

Một phần của tài liệu Giới hạn nguồn tài trợ và vấn đề đầu tư ở cấp độ doanh nghiệp ở việt nam, theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w