Các nguyên nhân gây mất hoạt tính xúc tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vật liệu xúc tác trên cơ sở coban cho quá trình chuyển hóa khí tổng hợp thành hydrocacbon lỏng (Trang 42 - 44)

Quá trình mất hoạt tính xúc tác là một trong những vấn đề cần quan tâm trong quá trình tổng hợp Fischer Tropsch. Các nguyên nhân gây mất hoạt tính xúc tác có thể kể đến nhƣ: ngộ độc, thiêu kết, tạo cacbon bề mặt, oxi hóa lại coban, pha hoạt động tƣơng tác với chất mang, mài mòn…. Xúc tác Fischer Tropsch rất nhạy với các chất độc, do vậy, khi sử dụng nguyên liệu đầu đi từ than đá hoặc biomass cần chú ý khâu làm sạch nguyên liệu. Các điều kiện công nghệ nhƣ nhiệt độ, áp suất, độ chuyển hóa, áp suất riêng phần của khí tổng hợp và hơi nƣớc, loại thiết bị phản ứng… cũng ảnh hƣởng tới quá trình mất hoạt tính của xúc tác.

- Mất hoạt tính do ngộ độc:

Một trong các chất độc thƣờng gặp là lƣu huỳnh. Lƣu huỳnh có khả năng hấp phụ mạnh lên các tâm hoạt tính làm che phủ các tâm hoạt động. Ngoài ra sự có mặt của lƣu huỳnh còn có thể gây ăn mòn thiết bị. Vì vậy, hiện nay các quá trình FT trong công nghiệp yêu cầu hàm lƣợng lƣu huỳnh trong nguyên liệu đầu nhỏ hơn 0,02 mg/m3 [75].

Theo J. Gaube và cộng sự [50], một lƣợng nhỏ kim loại kiềm trong thành phần xúc tác có thể làm tăng chiều dài mạch nhƣng ảnh hƣởng đến hoạt tính của xúc tác. Vì vậy hàm lƣợng kim loại kiềm cần đƣợc khống chế ở giá trị thích hợp để đảm bảo cân bằng giữa hoạt tính và độ chọn lọc sản phẩm [75].

Ngoài ra, các hợp chất chứa nitơ, cacbon, cacbonyl kim loại cũng có thể gây ngộ độc xúc tác.

- Mất hoạt tính do thiêu kết:

Quá trình mất hoạt tính do thiêu kết phụ thuộc nhiều vào chất mang. So với một số chất mang khác, oxit nhôm có khả năng ổn định tinh thể coban, làm xúc tác có khả năng chống lại thiêu kết [75]. Tuy nhiên, nhiệt độ và hơi nƣớc có thể làm tăng cƣờng khả năng thiêu kết của coban.

- Mất hoạt tính do tạo cốc:

Cốc tạo thành làm che phủ các mao quản, hạn chế quá trình khuếch tán do vậy làm giảm hoạt tính xúc tác. Tƣơng tự các quá trình khác, xúc tác mất hoạt tính do tạo cốc có thể tái sinh bằng phƣơng pháp đốt cốc.

- Mất hoạt tính do oxi hóa lại bề mặt:

Nhƣ đã trình bày trong phần ảnh hƣởng của nƣớc, trong một số trƣờng hợp khi có mặt của nƣớc, bề mặt coban có thể bị oxi hóa lại tạo pha oxit không có hoạt tính xúc tác Fischer Tropsch, do vậy hoạt tính xúc tác giảm. Tuy nhiên, nguyên nhân này hiện nay vẫn còn đang đƣợc tranh cãi. Bởi trong một số trƣờng hợp, sự có mặt của một lƣợng nhỏ nƣớc lại làm tăng hoạt tính xúc tác [75].

- Mất hoạt tính do pha hoạt tính tƣơng tác với chất mang:

Trong quá trình điều chế xúc tác, nhất là trong giai đoạn nung và khử, pha kim loại có thể tƣơng tác với chất mang làm giảm hoạt tính xúc tác. Sự tƣơng tác này phụ thuộc vào hàm lƣợng kim loại, pH của quá trình ngâm tẩm… do vậy cần lựa chọn hàm lƣợng kim loại thích hợp, cũng nhƣ sử dụng chất trợ xúc tác để hạn chế quá trình tƣơng tác này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vật liệu xúc tác trên cơ sở coban cho quá trình chuyển hóa khí tổng hợp thành hydrocacbon lỏng (Trang 42 - 44)