khả năng làm việc của xúc tác
3.7.1.1. Ảnh hưởng của việc biến tính chất mang tới đặc trưng pha tinh thể của xúc tác của xúc tác
Ảnh hƣởng của việc biến tính chất mang đến cấu trúc pha tinh thể của các mẫu xúc tác đƣợc xác định bằng phƣơng pháp XRD. Kết quả đƣợc đƣa ra trên hình 3.38.
88
Hình 3.38. Giản đồ XRD của mẫu 10Co(A)/γ-Al2O3(a) và 10Co(A)/γ-Al2O3-SiO2 (b)
Quan sát giản đồ XRD của hai mẫu xúc tác chứa 10%kl Co mang trên chất mang đƣợc phủ và không đƣợc phủ bằng SiO2 (hình 3.38) có thể thấy dạng tồn tại phổ biến của Co là Co3O4 tại 2θ = 31,2 ; 36,9 ; 44,9 ; 59,2 và 65,2 . Giản đồ XRD của mẫu xúc tác biến tính bằng SiO2 không thấy xuất hiện các pic đặc trƣng cho SiO2 có thể do TEOS tẩm lên chất mang -Al2O3 ở trạng thái vô định hình và phân tán mịn nên không quan sát đƣợc bằng XRD.
(a)
(b)
89
Kết quả phân tích XRD mẫu xúc tác 20Co(A)/ -Al2O3 chứa 20%kl Co mang trên chất mang -Al2O3 (hình 3.39a) cho thấy bên cạnh sự hình thành các dạng oxit thông thƣờng nhƣ Co2O3, còn xuất hiện các dạng liên kết giữa kim loại hoạt động và chất mang nhƣ CoAl2O4
hay CoO_Al2O3, những dạng không nhận biết đƣợc trong mẫu chứa lƣợng Co ít hơn (10%kl). Tuy nhiên, khi biến tính -Al2O3 bằng SiO2, kết quả phân tích XRD mẫu 20Co(A)/ -Al2O3-SiO2 (hình 3.39b) cho thấy trong mẫu 20%kl Co mang trên chất mang biến tính không còn xuất hiện pha CoAl2O4, mà chỉ có các pha tinh thể của oxit Co. Nhƣ vậy, khi phủ SiO2 lên chất mang đã làm giảm sự tƣơng tác giữa kim loại hoat động với chất mang, điều này sẽ làm cho khả năng khử của các dạng oxit coban về dạng kim loại hoạt động dễ dàng hơn.