2. Tình hình quán triệt các đặc điểm của ĐTPT trong hoạt động quản lý đầu tư ở Việt Nam hiện nay
2.2. Nguyên nhân
Quá trình đầu tư chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có cả nhân tố khách quan và chủ quan. Những nhân tố này tác động liên tục và tạo ảnh hưởng lớn tới việc huy động, sử dụng vốn đầu tư phát triển vào những kết quả hoạt động đầu tư. Qua phân tích trên có thể thấy, những hạn chế của hoạt động đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có một số nguyên nhân sau :
Trước hết là sự nhận thức khác nhau trong các ngành, các cấp, tư duy kinh tế chậm đổi mới. Thêm vào đó, việc quản lý theo cơ chế thị trường mới đuợc hoàn thành chưa hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều yếu tố của thị trường. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, vùng chưa đầy đủ, và sát thực. Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư còn thiếu khoa học và chưa nhất quán, làm cho qui hoạch, kế hoạch chưa thực hiện tốt vai trò định hướng đầu tư. Pháp luật, chính sách liên quan đến cơ chế đầu tư chưa thông thoáng, chưa tạo ra động lực khuyến khích phát triển, phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng còn chồng chéo chưa hợp lý. Các cơ chế chính sách trong đầu tư phát triển còn chậm sửa đổi, bổ sung, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế của công tác quản lý hiện nay. Công tác giám sát đầu tư, giám sát thi công chưa chặt chẽ, thiếu chế tài cụ thể để qui rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể tham gia vào quá trình đầu tư. Ngoài ra, việc ban hành các định mức kinh tế, kĩ thuật, các tiêu chuẩn còn cứng nhắc.
Huy động vốn chưa đi đôi với phân phối sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, các nguồn lực cho đầu tư còn bị chia cắt và sử dụng kém hiệu quả. Sự thất thu về trốn thuế do buôn lậu, hiện tượng đầu cơ đất đai nhà cửa chưa được ngăn chặn, đang làm cho ngân sách thất thu. Hiện tượng tham nhũng cục bộ xuất phát từ quyền lợi của ngành, của cá nhân chưa được ngăn chặn, làm cho đầu tư kém hiệu quả. Sự giao lưu vốn đầu tư chủ yếu được thực hiện theo phương pháp gián tiếp, thông qua bộ phận trung gian là ngân hàng, các trung gian khác như công ty bảo hiểm xã hội chưa thể hiện vai trò đáng kể. Sự giao lưu vốn theo phương pháp tài chính trực tiếp còn đang ở giai đoạn sơ khai.
Việc kiểm tra thanh tra xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm, chủ trương tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng còn bị coi nhẹ chưa dứt khoát.
Hơn nữa so với các nước khác, nước ta có xuất phát điểm thấp. Sau thời gian khôi phục kinh tế, chúng ta chưa đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên những đòi hỏi của thời đại quá lớn, hơn nữa quyết định lên thẳng chủ nghĩa xã hội là quyết định mạnh bạo, nó đòi hỏi chúng ta nỗ lực nhiều mục tiêu phát triển khác nhau. Vì quá trình phát triển kinh tế gặp khó khăn, thành tựu đầu tư phát triển chưa đạt được kết quả như mong muốn. Không những thế, nền kinh tế nước ta còn chịu nhiều tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực làm cho huy động vốn sụt giảm hiệu quả đầu tư thấp.
Toàn cầu hoá gây ra cho chúng ta không ít những khó khăn. Dễ thấy là áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, sự thay đổi mạnh mẽ hàng ngoại nhập tràn lan làm cho sản xuất hàng hoá trong nước bị đình trệ. Sự thay đổi chính sách của các nước trong thu hút đầu tư làm giảm hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài… Thêm vào đó là những tác động của các hiện tượng chảy máu chất xám, những tác động chính trị - văn hoá vô cùng phức tạp khác.
Thời kỳ hậu WTO luôn là thời kỳ đầy khó khăn và thử thách, nếu không có những thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư phát triển, chúng ta sẽ bị quốc tế chèn ép ngay trên sân nhà. Chính vì vậy buộc các nhà quản lý phải đưa ra các chính sách phù hợp, đồng bộ từ vĩ mô tới vi mô, từ Trung ương tới địa phương để nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư công, nhằm đưa đất nước tiến lên như đúng mục tiêu đã đề ra. Dưới đây xin trình bày một vài giải pháp tổng thể trên cơ sở những yếu kém đã chỉ ra ở trên.