Tình hình quán triệt đặc điểm “ Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn ”

Một phần của tài liệu c điểm ĐTPT - nhóm 1 potx (Trang 25 - 35)

2. Tình hình quán triệt các đặc điểm của ĐTPT trong hoạt động quản lý đầu tư ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Tình hình quán triệt đặc điểm “ Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn ”

- Thực trạng huy động vốn :

Nguồn vốn nhà nước

Trong hơn 10 năm qua từ năm 2000 đến năm 2010 nguồn vốn từ nhà nước có xu hướng giảm cụ thể như sau: Tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn đầu tư và vốn tính theo giá tương ứng.

Bảng 2: Tổng vốn khu vực nhà nước giai đoạn 2000 - 2010

Năm 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ Đồng 89417 139831 161635 185102 197989 174435 245062 287354 Cơ cấu trong tổng vốn DT (%) 59.1 48.1 47.1 45.7 37.2 28.6 34.8 38.1 Nguồn: tổng cục thống kê

Từ năm 2004 đến năm 2008 thì vốn trong nhà nước có xu hướng giảm dần, đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chính phủ thực hiện gói kích cầu đầu tư đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng dẫn đến tỉ lệ chi trong ngân sách nhà nước tăng 5,9 %.Nguồn vốn nhà nước biến động thông qua các kênh sau như:Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là lớn nhất, tính chung cho giai đoạn từ 2000 đến 2010 thì tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 20 % tổng vống đầu tư toàn xã hội .Điều đó chứng tỏ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vẫn là một kênh huy động lớn

Nguồn vốn ngoài nhà nước( Nguồn vốn của dân cư và tư nhân)

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân phần lớn bao gồm phần tiết kiệm của dân cư ,phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh.

Nguồn vốn huy động trực tiếp trong dân cư,chủ yếu là loại hình kinh doanh tập thể

Bảng 3: Số vốn huy động từ khu vực kinh doanh tập thể

Đơn vị :Tỉ đồng

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tập thể 7887 8179 9486 10882 12771 15085 17889 22785

Nguồn: tổng cục thống kê

Loại hình kinh doanh tập thể vẫn dựa trên quy mô nhỏ,vậy nên nguồn vốn huy động được qua kênh này là chưa nhiều.Trong thời gian tới,khi Việt Nam đang trên đà phát triển thì loại hình kinh doanh tập thể sẽ huy động được nguồn vốn lớn.

Huy động vốn trên thị trường chứng khoán : Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, năm 2007, quy mô thị trường chứng khoán tăng mạnh, giá trị giao dịch tăng cao. Tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt gần 500 nghìn tỷ đồng hơn rất nhiều so với năm 2006, chỉ đạt 22,7%. Thị trường chứ. So với GDP tính theo giá thực tế năm 2007 thì tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 43,8%,Đây là một kinh huy động,tuy khá mới mẻ,nhưng nó lại là một nguồn vốn khá lớn trong tổng mức GDP.

Huy động vốn của hệ thống ngân hàng :Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trong toàn quốc đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20% đến 25%/năm trong 5 năm gần đây,gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.Điều đó cho thấy hệ thống ngân hàng của nước ta đang phát triển một cách nhanh chóng.

Huy động vốn của dân cư ở Việt Nam đang ở nước ngoài qua kênh kiều hối: Kiều hối liên tục tăng trong thời gian qua. Nếu tính cả lượng kiều hối dự kiến năm nay, thì tổng cộng trong 16 năm, từ 1991 đến 2006, đã có hơn 23 tỷ USD kiều hối chuyển về Việt Nam, bằng khoảng 60% tổng vốn FDI

thực hiện tính từ năm 1988. Đặc biệt trong mấy năm gần đây,khi Việt Nam gia nhập WTO ,nguồn kiều hối tăng mạnh năm 2008 gần 8 tỉ USD,năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu nên vốn kiều hối giảm còn 6,8 tỉ USD.Theo tính toán của liên hiệp quốc tính đến năm 2008 Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới trong vài năm gần đây.

Thực trạng về vốn nước ngoài

Vốn nước ngoài có các nguồn là:Tài trợ phát triển chính thức ODA,nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mai quốc tế,đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.Dưới đây xin đề cập hai nguồn chính là ODA và FDI

Viện trợ phát triển chính thức

Vốn ODA cam kết tài trợ VN năm sau luôn cao hơn năm trước cho thấy sự ủng hộ của cộng đồng thế giới đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của VN sau khi đổi mới. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân còn khá thấp trung bình chỉ bằng 60% vốn cam kết và bằng khoảng 80% vốn ký kết. Tỷ lệ vốn ký kết thấp hơn vốn cam kết cũng cho thấy VN cần phải nỗ lực hơn nữa để nhận được sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào các dự án phát triển của VN. Tỷ lệ giải ngân thấp còn thể hiện sự khả năng hấp thụ yếu kém của thể chế đối với sự quan tâm của cộng đồng thế giới.Tổng số vốn ODA đ ã ký từ đầu năm đến ngày 31/10/2009 đạt 3853,18 triệt USD(trong đó,vốn vay:3723,15 triệu USD,viện trợ không hoàn lại:130,03 triệu USD),cao hơn 9,85% so với vốn ODA kí kết 10 tháng đầu năm 2008.

Hạn chế về ODA: Những nỗ lực lại bị chặn lại bởi thủ tục hành chính phức tạp, cũng như năng lực hạn chế của cấp thừa hành bên dưới. Tốc độ giải ngân còn quá chậm so với thời gian thực hiện dự án dẫn đến chậm tiến độ của dự án,làm giảm tốc độ phát triển VD như: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Mekong (207,7 triệu USD): giải ngân được 2%, dù hơn 30% thời gian thực hiện trôi qua. Dự án an toàn đường bộ (31,7 triệu

USD): giải ngân 10%, trong khi 86% thời gian thực hiện trôi qua. Giao thông đô thị Hà Nội (155,2 triệu USD): giải ngân 3%, trong khi 30% thời gian trôi qua.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài đóng góp tới 27% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xã hội và hơn 14% GDP của cả nước, tạo thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khácChỉ tính riêng trong 5 năm 2001-2005), các dự án ĐTNN đã đạt doanh thu khoảng 74,061 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng bình quân trên 20%/năm.

Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng,tuy năm 2009 nguồn vốn này đã giảm mạnh nhưng trong tương lai khi nền kinh tế thế giới và trong nước thoát khỏi khủng hoảng thì nguồn vốn này sẽ tăng trở lại và ngày càng là kênh bổ sung vốn quan trọng.

Tuy nhiên nguồn vốn này có những điểm bất cập:

Thứ nhất,có sự khác biệt khá lớn giữa vốn đăng kí và vốn thực hiện,vốn

thực hiện thường ít hơn nhiều so với số vốn đă đăng kí.Tỷ lệ vốn thực hiên trên vốn đăng kí có xu hướng ngày càng giảm.

Bảng 4 : FDI đăng kí và FDI thực hiện thời kì 2000-2009 Năm Số dự án Vốn đăng kí (VĐK) (Triệu USD) Vốn thực hiên (VTH) (Triệu USD) VTH/VĐK (%) 2000 391 2838.9 2413.5 85 2004 811 4547.6 2852.5 62.73 2005 970 6839.8 3308.8 48.38 2006 987 12004.0 4100.1 34.16 2007 1544 21347.8 8030.0 37.62 2008 1171 64011.0 11600.0 18.12

Nguồn:Niên giám thống kê 2008

Thứ hai,đó là chỉ có một lượng nhỏ vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp

hay các ngành có hàm lượng tri thức cao.Đa số các dự án đều tập trung đầu tư vào Công nghiệp chế biến,khai mỏ và các dịch vụ kinh doanh tài sản và tư vấn có thể lấy dẫn chứng trong thời kì 1988-2008 tổng FDI là 163607.2 triệu USD,trong đó đầu tư vào công nghiệp chế biến là 81247.8 tr.USD (49.66%), đầu tư vào các dich vụ kinh doanh tài sản và tư vấn là 37894.6 tr.USD (23.16%),đầu tư vào khai mỏ là 10583.6 tr.USD (6.47%).

- Thực trạng sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao

Để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển thì vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Xuất phát điểm của ĐTPT đòi hỏi phải có một số vốn nhất định, vốn lớn đồng nghĩa với việc triển khai tiến hành thực hiện dự án trở nên dễ dàng và dễ dàng đưa lại kết quả mong đợi hơn. Như vậy có thể coi trong nền kinh tế nói chung và trong ĐTPT nói riêng là như mạch máu trong cơ thể người. Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả sử dụng vốn thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị, thực hiện, vận hành kết quả đầu tư. Chúng được coi là “kim chỉ nam” thực hiện công tác đầu tư được hiệu quả.

Nhưng hiện nay quản lý nguồn vốn trong từng khâu của dự án ĐTPT còn nhiều bất cập đặt ra.Từ khâu chuẩn bị đầu tư mặc dù có tỷ trọng không lớn so với tổng vốn đầu tư cả dự án nhưng có vai trò “chân móng” của ngôi nhà quyết định nhiều đến kết quả đầu tư trong đó có việc huy động vốn và tạo tiền đề cho sử dụng hiệu quả vốn có đúng tiến độ không? Thực tế ở nước ta thực hiện giải ngân chậm, huy động vốn thấp, nợ đọng nợ xấu là phổ biến. Ngoài ra còn tồn tại tình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong các khâu của dự án đầu tư phát triển như:

Tình trạng thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản. Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề nhức nhối gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân thời gian qua. Nó tồn tại trong nền kinh tế như một căn bệnh dai dẳng và trầm trọng. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian gần đây Đảng và Chính Phủ cũng như toàn dân đang ra sức chống lại căn bệnh này trong mọi lĩnh vực đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ bản bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ công trình.Thực tế ta có thể thấy rõ ràng về căn bệnh này khi hàng ngày quanh ta là các công trình xuống cấp nhanh chóng, thật sự là có những con đường vừa cắt băng khánh thành đã phải đi bảo dưỡng sửa chữa.

Thất thoát và lãng phí trong khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, lập dự án khả thi thấp. Một số dự án không có quy hoạch va quy hoạch thấp, khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình, trong quá trình thi công phải sửa đổi sủa chữa làm ảnh hưởng tới tiến độ công trình. Một bằng chứng cụ thể là dự án xây dựng nhà hát chèo Kim Mã đã kéo dài hơn 10 năm nay với một thiết kế được đánh giá là không hợp lý ở nhiêu phần và với một số vốn đầu tư không hề bé,khi bàn giao vẫn được nghiệm thu và quyết toán, điều kỳ lạ là không ai lên tiếng nói về sai sót này.

Thất thoát và lãng phí trong khâu thẩm định phê duyệt dự án đầu tư

Tình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay, thậm chí sau khi đã hoàn thành quá trình xây lắp. Ví dụ: tổng mức đầu tư của dự án Sông

Danh là phải điều chỉnh 3 lần trong suốt quá trình xây lắp (năm 1995 là 186 tỷ đồng, năm 1998 là 239 tỷ đồng, năm 2000 là 257 tỷ đồng).

Thất thoát và lãng phí trong đấu thầu xây dựng . Hiện tượng chia nhỏ gói thầu để chỉ định nhà thầu khá phổ biến đối với các địa phương và các dự án B,C. Nhiều dự án đấu thầu nhưng hiệu quả không cao, tỷ lệ giảm thầu không đáng kể. Năm 2006 tphố Hà Nội có nhiều dự án đấu thầu giảm 0,3% so với giá trị dự toán được duyệt.

Khâu đấu thầu thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư, nhiều công trình đấu thầu chỉ là hình thức để tạo công ăn việc làm cho người trong nhà, phổ biến việc đi đến giữa nhà thầu với chủ đầu tư, thông đồng giữa các nhà thầu với nhau, quy chế đấu thầu thiếu chặt chẽ không công khai, ví dụ : gói 2B đèo Hải Vân với giá thấp giật minh chỉ bằng 28,9% giá gói thầu.

Thất thoát lãng phí trong khâu tổ chức thực hiện . Khâu thi công được coi là là công đoạn xảy ra tình trạng đục khoét kinh phí được nhắc đến nhiều nhất.Việc bòn rút nguyên ật liệu trong quá trinh xây dựng diễn ra ở hầu hết các dự án công trình xây dựng điều này là lý do dẫn tới chất lượng công trình sau khi hoàn tất hầu hết đều không đạt yêu cầu. Tiến độ xây dựng công trình chậm diễn ra phổ biến ở rất nhiều các dự án, theo thanh tra nhà nước thì có tới hơn một nửa các dự án điều tra đều bị chậm tiến độ.

Thất thoát và lãng phí trong khoản nghiệm thu thanh toán Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ teo thiết kế dự toán được duyệt, hoàn toàn bản sao thiết kế trong nhiều trường hợp bản vẽ chỉ mang tính thủ tục, hình thức…dần dần khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công. Kết quả qua 10 năm tiến hành kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản kiểm toán nhà nước đã kiến nghị giảm trừ giá trị quyết toán công trình, giảm cấp phát và thu hồi các đơn vị và thi công hơn 500 tỷ đồng - Thực trạng nguồn lao động

Hiện nay, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người, bằng

gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát triển kinh tế, xã hội.

Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông dồi dào. Nhân lực chất lượng cao hiếm hoi. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông.

Bảng 5 : Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo ngành và khu vực kinh tế năm 2010

Phân theo ngành: - Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ 51,9 22,0 26,1 Phân theo khu vực kinh tế:

- Ngoài nhà nước - Nhà nước

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

87,5 9,0 3,5

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiện nay việc sử dụng nguồn nhân lực tuy đã hiệu quả nhưng còn chưa triệt để.Vi dụ như việc sinh viên ra trường không kiếm được việc làm ngay hoặc là rất khó,những công nhân sau dự án họ là những người thất nghiêp.

Hạn chế:

Thiếu lao động trình độ cao .Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn.

Hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%.

Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng .

Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động, lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật

Một phần của tài liệu c điểm ĐTPT - nhóm 1 potx (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w