Xây dựng thị tr−ờng tiền tệ và thị tr−ờng vốn:

Một phần của tài liệu Lãi suất và tự do hóa lãi suất (Trang 37 - 39)

Điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ gián tiếp, tự do hoá lãi suất đòi hỏi phải có thị tr−ờng tiền tệ hoặc thị tr−ờng liên ngân hàng tốt để truyền tải những biến số chính sách và lãi suất. Do vậy, cần phải thiết lập những thị tr−ờng này có khả năng hình thành nên lãi suất thị tr−ờng, cho phép Ngân hàng Trung −ơng can thiệp để thực hiện chính sách tiền tệ và Ngân hàng th−ơng mại có cơ chế quản lý vốn khả dụng dôi d− một cách tích cực.

Phát triển thị tr−ờng Liên ngân hàng theo h−ớng để các Ngân hàng th−ơng mại đủ tiêu chuẩn tham gia thị tr−ờng tự do giao dịch, trao đổi tiền Trung −ơng với nhau. Ngân hàng Nhà n−ớc chỉ can thiệp với t− cách ng−ời cho vay cuối cùng và lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà n−ớc phải căn cứ vào điều kiện thị tr−ờng, dần dần hình thành cặp lãi suất chỉ đạo gồm lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay l−u phiếu ( thế chấp tín phiếu, hối phiếu ... ).

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà n−ớc cần nhanh chóng thoả thuận với kho bạc Nhà n−ớc tổ chức ngay việc đấu giá tín phiếu kho bạc theo hình thức ghi sổ, để các Ngân hàng th−ơng mại có công cụ trao đổi, thế chấp nhằm phát triển các hoạt động thị tr−ờng của họ và từ đó Ngân hàng Nhà n−ớc có thể xây dựng thị

tr−ờng tiền tệ và sử dụng tín phiếu kho bạc trong nghiệp vụ thị tr−ờng mở để điều tiết thị tr−ờng.

Mặt khác, chúng ta cần củng cố các Ngân hàng th−ơng mại, nhất là các Ngân hàng th−ơng mại quốc doanh để chúng trở thành những đối tác tin cậy trên thị tr−ờng tiền tệ, trên cơ sở đó các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu Ngân hàng do các Ngân hàng phát hành mới có tính chuyển nh−ợng cao và trở thành công cụ đ−ợc giao dịch trên thị tr−ờng.

Muốn mở rộng quy mô và tính sôi động của thị tr−ờng tiền tệ cần phải có mức độ tiền tệ hoá ( Monetization) cao. Chúng ta chỉ thực hiện đ−ợc điều này khi kiểm soát đ−ợc lạm phát, nâng cao chỉ số phát triển chiều sâu về tài chính (Financial deeping) bằng cách tăng chỉ số M2/GDP và giảm chỉ số Mo/Tiền gửi Ngân hàng.

Đa dạng hoá chủng loại “hàng hoá” cho mọi giao dịch vốn, tiền tệ trên thị tr−ờng tiền tệ. Ban hành những văn bản h−ớng dẫn thanh toán qua th−ơng phiếu đ−ợc quy định trong luật th−ơng mại. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tái chiết khấu các giấy tờ th−ơng mại có giá ngắn hạn theo thông lệ quốc tế.

Sự có mặt của thị tr−ờng tiền tệ sẽ đóng góp hữu ích vào việc xây dựng và củng cố bầu không khí lành mạnh và an toàn hoạt động của các Ngân hàng. Mối lo âu th−ờng xuyên của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng về khả năng thanh khoản của mình sẽ đ−ợc giải toả, các nguồn tiền sẽ đ−ợc sử dụng đúng mức và hiệu quả hơn. Kết quả là các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đ−ợc cung cấp nhiều vốn với “giá” phải chăng hơn tr−ớc đây.

Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi một nguồn vốn trung hạn và dài hạn lớn. Với ph−ơng châm dựa vào nguồn vốn nội lực là chính, thị tr−ờng chứng khoán ra đời tạo thêm một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Để thị tr−ờng này hoạt động có hiệu quả cần thiết ban hành những văn bản pháp quy phù hợp, triển khai hệ thống thông tin điện tử hiện đại bảo đảm các giao dịch đ−ợc kịp thời. Vấn đề tạo hàng hoá và chủ thể tham gia thị tr−ờng

này gắn liền với tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Trong những năm tới, số l−ợng các doanh nghiệp cần cổ phần hoá lên tới 2000 – 3000 doanh nghiệp. Song càng về sau quá trình này diễn ra chậm chạp hơn do quy mô các doanh nghiệp lớn hơn. Nhà n−ớc nên có những −u đãi ban đầu đối với những doanh nghiệp vừa tiến hành cổ phần.

Một phần của tài liệu Lãi suất và tự do hóa lãi suất (Trang 37 - 39)