2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế mẫu nghiên cứu: tất cả những bệnh nhân phong tái phát tại thành phố Hải Phòng từ năm 1984 đến năm 2005. Chọn bệnh án của những bệnh nhân phong mới có thể bệnh/nhóm bệnh tương ứng trong số những bệnh nhân mới điều trị lần đầu cũng trong thời gian trên còn sống ở thời điểm nghiên cứu.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành 2.2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Tỉ lệ tái phát của bệnh nhân phong tại Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 1984 đến 2005 và một số yếu tố liên quan đến tái phát trong bệnh phong. Cụ thể:
Tỉ lệ tái phát :
Tỉ lệ tái phát chung, tỉ lệ tái phát hàng năm của tất cả bệnh nhân phong giai đoạn từ 1984 - 2005.
Tỉ lệ tái phát sau DDS
Tỉ lệ tái phát sau DDS nhóm PB, nhóm MB.
Tỉ lệ tái phát sau MDT
Tỉ lệ tái phát sau MDT nhóm PB, nhóm MB
Tỉ lệ tái phát của bệnh nhân điều trị bằng DDS chuyển sang điều trị củng cố bằng MDT.
Tỉ lệ tái phát của bệnh nhân điều trị bằng DDS sau đó điều trị củng cố bằng MDT nhóm PB, nhóm MB.
Các yếu tố liên quan :
Giới: nam, nữ.
Tuổi: khi mới mắc, khi tái phát.
Thể bệnh, nhóm bệnh: khi mới mắc, khi tái phát.
Tàn Tật.
Người tiếp xúc trong gia đình.
Tuân thủ chế chế độ điều trị lần thứ nhất đều hay không đều
Thời gian từ khi ngừng điều trị đến khi tái phát.
Đặc điểm lâm sàng của những bệnh nhân phong tái phát. Bao gồm:
Thể bệnh, nhóm bệnh khi tái phát
Các biểu hiện về da, thần kinh, phản ứng phong, tàn tật, các bệnh kèm theo và chỉ số BI.
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân phong tái phát bằng MDT thông qua diễn biến lâm sàng, xét nghiệm vi khuẩn, so sánh với các bệnh nhân được áp dụng MDT khác (nhóm bệnh nhân mới điều trị bằng MDT và bệnh nhân điều trị bằng phác đồ "đặc biệt"). Các phác đồ điều trị bệnh nhân phong tái phát gồm:
Phác đồ MDT - PB của WHO, thời gian điều trị 6 tháng.
Phác đồ MDT - MB của WHO, thời gian điều trị trước 2002 là 24 tháng, sau 2002 là 12 tháng.
Phác đồ “đặc biệt” của Viện Da liễu áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân tái phát sau MDT - MB 24 tháng gồm Lamprene, Mynocyclin, Ofloxacin. Điều trị trong 24 tháng.
2.2.2.2.Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: lựa chọn bệnh án.
Dựa vào các sổ quản lý điều trị của chương trình phòng chống bệnh phong, lựa chọn những bệnh án của những bệnh nhân phong tái phát. Lựa chọn bệnh án của những bệnh nhân mới có cùng thể bệnh tương ứng với những bệnh nhân bị tái phát tính từ năm 1984 đến năm 2005. Những bệnh án này đã được làm theo qui định của Viện Da liễu Việt Nam.
Bước 2: tập hợp bệnh án của bệnh nhân phong tái phát thành 2 nhóm chính. Nhóm 1: tái phát sau khi điều trị bằng DDS.
Bước 3: khám lại bệnh nhân tại nhà, đánh giá tình trạng bệnh tật, tính tỉ lệ tái phát chung, hàng năm trong thời gian 1984 - 2005 theo công thức:
Tổng số bệnh nhân tái phát
Tỉ lệ tái phát = x 100 Tổng số bệnh nhân khỏi còn sống
Lấy kết quả tính từ công thức trên chia cho số năm trung bình của các bệnh nhân được theo dõi sau khi ngừng điều trị sẽ ra tỉ lệ phần trăm tái phát hàng năm [4][34].
Bước 4: ghi nhận những biểu hiện lâm sàng, XN của các bệnh nhân tái phát từ bệnh án được làm bởi các bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Bước 5: đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân tái phát bằng MDT có so sánh các với các bệnh nhân mới áp dụng MDT khác. Việc đánh giá dựa vào một số mục chính là khỏi bệnh, bệnh không khỏi, bệnh đỡ và tái phát.
Tiêu chuẩn khỏi bệnh:
Bệnh nhân hoàn thành đầy đủ đợt điều trị theo phác đồ qui định. Các thương tổn ở da và thần kinh không còn hoạt tính.
Xét nghiệm: BI = 0 hoặc giảm dần so với kết quả xét nghiệm lần trước hoặc MI = 0.
Biểu hiện bệnh không khỏi:
Bệnh nhân hoàn thành đầy đủ đợt điều trị theo phác đồ qui định.
Các thương tổn ở da và thần kinh vẫn còn hoạt tính, không thay đổi so với trước khi điều trị hoặc xuất hiện thương tổn mới, các thương tổn da đỏ hơn, thâm nhiễm hơn, tăng thêm diện tích, có hoặc có thêm tàn tật mới, viêm hoặc viêm thêm dây thần kinh.
Xét nghiệm: BI không giảm hoặc tăng thêm so với XN trước.
Biểu hiện bệnh thuyên giảm hoặc đỡ:
Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị hoặc sau khi ngừng điều trị. Các thương tổn ở da bớt đỏ, giảm thâm nhiễm rõ rệt, không lan rộng
thêm, không xuất hiện thương tổn da và thần kinh mới, các dây thần kinh ngoại biên trước có viêm, to nay hết viêm hoặc nhỏ lại, tàn tật giảm hoặc không có tàn tật.
Xét nghiệm: BI = 0 hoặc giảm dần so với XN trước.
Biểu hiện bệnh tái phát:
Bệnh nhân phong đã hoàn thành đầy đủ đợt điều trị và không còn biểu hiện hoạt tính, trong thời gian giám sát hay sau đó xuất hiện các triệu chứng về lâm sàng và vi khuẩn như:
Lâm sàng:
Xuất hiện những thương tổn mới của bệnh phong ở da và thần kinh. Tăng thêm diện rộng, độ thâm nhiễm và độ đỏ ở thương tổn da. Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hansen:
Chỉ số BI có thể dương tính ở những bệnh nhân trước đó BI âm tính, hoặc BI tăng 2+ở bất kỳ vị trí nào so với xét nghiệm BI trước đó.