III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh
3. Giải pháp đối với ngành hàng:
Việc thúc đẩy xuất khẩu đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Đây là những giải pháp đối với chủ thể của hoạt động xuất khẩu. ở một khía cạnh khác, chúng ta còn cần phải có giải pháp đối với bản thân hàng hóa - đối tượng trực tiếp của hoạt động xuất khẩu.
ở vị thế như Việt Nam hiện nay trong thương mại quốc tế, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu là giải pháp mấu chốt để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Anh - thị trường trọng điểm trong khu vực EU và có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất trong EU - thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng.
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F
Giải pháp chung để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bao gồm những giải pháp về chất lượng và giá cả.
Về chất lượng của hàng hoá:
Đầu tiên là phải tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh, đáp ứng những chế định và đòi hỏi của thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm cho từng loại hàng hoá xuất khẩu.
Thực hiện nghiêm ngặt chế độ giao hàng đúng mẫu và đúng chất lượng đã thoả thuận. Để làm tốt việc này, cần có sự hoạt động tích cực và hiệu quả của các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu ở các cửa khẩu, trong trường hợp cần thiết cần có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giám định hàng hoá có uy tín quốc tế.
Thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã, đóng gói, bao bì, nhãn hiệu của hàng hoá, góp phần nâng cao chất lượng, độ hấp dẫn của hàng hoá Việt Nam, nhất là đối với hàng may mặc và giày dép cần phải theo kịp thời trang và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường.
Về giá cả
Phấn đấu hạ giá thành sản xuất, giảm bớt chi phí trung gian, xử lý tham số vận tải trong giá để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường Anh.
Thực hiện một cách linh hoạt những chính sách về tỷ giá hối đoái, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng về tỷ giá trên thị trường Việt Nam và thị trường Anh Quốc. Dự báo trước những biến động về tỷ giá để đưa ra một mức giá chào bán hợp lý, vừa thu được lợi nhuận vừa có khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác.
Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho mọi chủng loại hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số mặt hàng tuy Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Anh nhưng kim ngạch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, ngoài những giải pháp
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F
về chất lượng và giá cả, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá còn cần những giải pháp khác.
Như đã phân tích ở chương hai, đối với một nước có nền nông nghiệp nhỏ bé và công nghiệp nhẹ ít được chú trọng như Anh thì những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này vẫn là những mặt hàng nông lâm thuỷ sản và công nghiệp nhẹ. Đây đều là những mặt hàng xuẩt khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong số đó có những mặt hàng như thuỷ sản, trái cây đặc sản, nhân điều, hạt tiêu, cà phê, may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ được xếp vào danh sách nhóm hàng có khả năng cạnh tranh. Đối với nhóm hàng này, giải pháp khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu là tăng cường quảng bá thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường Anh bởi những người tiêu dùng Anh rất coi trọng thương hiệu khi lựa chọn hàng hóa.
Để tiến hành quảng bá thương hiệu cho hàng hoá của mình trên một thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp phải chú trọng thực hiện đầy đủ bốn bước cơ bản là: Xây dựng chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược xác định khu vực thị phần, đối tượng khách hàng; nghiên cứu kỹ càng đối thủ cạnh tranh; xây dựng cách thức quảng bá sản phẩm trên thị trường; xác định một chiến lược kinh doanh riêng cho mình. Đồng thời, doanh nghiệp phải đầu tư cho kế hoạch xây dựng hình ảnh công ty. Song song với chiến lược quảng bá hiệu quả cần phải ổn định chất lượng hàng xuất khẩu để đảm bảo uy tín cho thương hiệu.
Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang một thị trường có những đòi hỏi rất cao và cạnh tranh gay gắt như thị trường Anh thì giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn phải tạo cho mình một thương hiệu riêng, gắn liền với chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với các nhà nhập khẩu Anh Quốc.
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F
Kết luận
Anh Quốc là một thành viên chủ chốt trong Liên minh châu Âu - một đối tác rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Nếu có điều kiện hiểu biết tốt về thị trường này, xác định được những tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu, đồng thời có giải pháp khai thác hợp lý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ tăng mạnh và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F
hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh nói riêng và với Liên minh châu Âu nói chung.
Tài liệu tham khảo
1. GS .TS. NGƯT. Bùi Xuân Lưu (ĐHNT): Giáo trình “Kinh tế Ngoại
thương” – NXB Giáo Dục
2. Dương Hữu Hạnh: Giáo trình “Kinh doanh quốc tế” – NXB Tài Chính
3. Ths. Nguyễn Hoàng ánh (ĐHNT): "Vai trò của văn hoá trong đàm phán
thương mại quốc tế" - Kỷ yếu hội nghị khoa học năm 2000 - Đại học Ngoại thương
4. David McDowall: Sách “Britain in close-up” – NXB Trẻ – 2002.
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F
5. Nguyễn Tâm Tình: Sách “100 Tập đoàn kinh tế hàng đầu châu Âu” –
NXB Thế Giới – 2001.
6. TS. Nguyễn Quán: Sách “217 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới” – NXB
Thống kê - 2003.
7. Sách "Britain 2002 - The official Yearbook" - Văn phòng Thống kê quốc gia Anh - 2003.
8. Sách "Britain's Economy" - Trung tâm in ấn - 2002.
9. Sách “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” – NXB Thống kê và Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam.
10. Tài liệu “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới” của Bộ Thương mại và Trung tâm tư vấn - đào tạo kinh tế thương mại.
11. Tài liệu của Vụ Âu Mỹ, Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại.
12. Báo cáo phát triển thế giới các năm 2002, 2003 của World Bank 13. “Kỷ yếu xuất khẩu 2001” – Saigon Time.
14. “Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam” – NXB Thống kê 2002 15. Niên giám thống kê các năm 2000, 2001, 2002 – NXB Thống kê
16. Kinh tế Việt Nam và Thế giới các năm 1999, 2000, 2001, 2002 - Thời báo kinh tế Việt Nam.
17. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu các số năm 2001, 2002, 2003. 18. Tạp chí Ngoại thương các số năm 2003.
19. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới các số 2, 4 năm 2003 20. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 44 năm 2002.
21. Tạp chí Thương mại số 26 năm 2003.
22. Thời báo kinh tế Sài Gòn các số 11, 34 năm 2003. 23. Báo Diễn đàn doanh nghiệp số 59 năm 2003. 24. Báo Đầu tư các số 115, 116, 120 năm 2003.
25. Báo Thị trường - Tin nhanh hàng ngày các số 225, 228 năm 2003. 26. www. tradepartners.gov.uk.
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F 27. www. britishcouncil.org.vn 28. www. uk-vietnam.org 29. www. statistics.gov.uk/themes/economy/ 30. www. europages.com