Sản phẩm dệt may:

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu sang thị trường anh quốc (Trang 58 - 60)

II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam

3.1.2:Sản phẩm dệt may:

3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam:

3.1.2:Sản phẩm dệt may:

Về nhu cầu thị trường: Như người dân EU nói chung, mức tiêu dùng hàng

dệt may của người dân Anh vào loại cao hàng đầu thế giới với khoảng 17 kg/người/năm. Tuy nhiên, khác với phần lớn các nước khác trong EU, thị trường dệt may của Anh có sự phân biệt khác rõ ràng. Do Anh là đất nước có sự phân hoá tầng lớp xã hội rõ rệt nên khi thâm nhập thị trường này, các doanh nghiệp cần chú ý tới nhu cầu ăn mặc của mỗi tầng lớp. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong tình hình hiện tại hàng dệt may của Việt Nam phù hợp với người dân có mức sống trung bình. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú ý nhiều tới nhóm tiêu dùng này trên thị trường Anh. Nhóm này chiếm tỷ lệ khá đông trong xã hội Anh hiện nay (khoảng 65% - 70% dân số) bao gồm những người trung lưu cấp trung cho đến tầng lớp lao động. Nhu cầu của nhóm này tuy không quá khắt khe nhưng cũng có những đòi hỏi nhất định về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng hiện nay đang có sự thay đổi từ hàng bền trước đây sang hàng sử dụng ngắn ngày, rẻ hơn chút ít với chất liệu tự nhiên như dùng bông sợi tự nhiên thay cho sợi tổng hợp...Nhìn chung, người tiêu dùng Anh tỏ ra khó tính hơn nhiều so với người tiêu dùng ở thị trường EU nói chung trong việc ăn mặc. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường Anh trước khi xuất khẩu.

Về tăng trưởng xuất khẩu: Nhóm hàng dệt may là một trong những nhóm

hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang thị trường Anh, trung bình tăng khoảng 15%/năm. Hiện nay, nhóm hàng dệt may chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh. Trong số các nước EU, Anh là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ tư của Việt Nam với tỷ lệ 9% trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, sau Đức (40%), Pháp (13%) và Hà Lan (10%). Các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh chủ yếu là quần áo thể thao, áo jacket, áo sơ mi. Ngoài những mặt hàng này, các

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

mặt hàng khác như áo len và áo dệt kim, quần áo bảo hộ lao động, quần dệt kim, áo khoác nam cũng có tiềm năng lớn xuất khẩu sang Anh.

Về nguồn cung và khả năng cạnh tranh: Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai của Việt Nam sau dầu thô. Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trung bình mỗi năm sản xuất được khoảng 85.000 tấn sợi, 304 triệu m2 vải và lụa, 400 triệu sản phẩm may với doanh thu xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD. Việt Nam có khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang một thị trường cạnh tranh dữ dội và khó tính nhưng có khả năng tiêu thụ lớn như thị trường Anh Quốc. So với các nước ASEAN, ngành dệt may nước ta có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến. Giá nhân công lao động trong ngành dệt may Việt Nam chỉ khoảng 0,24 USD/giờ, trong khi của Indonesia là 0,32 USD; Trung Quốc là 0,34 USD; Thái Lan là 0,87 USD; Malaisia là 1,13 USD; Singapore là 3,16 USD và Đài Loan là 5 USD/giờ. Tuy nhiên, trên thị trường Anh hiện nay, dệt may Việt Nam vấn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc. Đây là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam do chủng loại hàng may mặc của Việt Nam và Trung Quốc khá giống nhau. Trung Quốc chiếm khoảng 18,5% thị phần hàng dệt may trên thị trường EU, trên thị trường Anh tỷ lệ này cao hơn với mức 20%. Đây là một thách thức lớn đối với dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Anh.

Về các ưu đãi: Việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Anh phải tuân thủ những biện pháp quản lý dệt may của EU. Dệt may hiện là mặt hàng được EU quản lý bằng hạn ngạch. Đây là một hạn chế đáng kể đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Anh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thuận lợi là Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định song phương về buôn bán hàng dệt may. Trên cơ sở đó, cứ sau một khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm, bản Hiệp định được EU bổ sung với việc tăng một mức hạn ngạch nhất định cho Việt Nam. Cho đến nay, EU đã ba lần bổ sung tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam vào các năm 1998, 2001 và thỏa thuận mới vào 15/2/2003. Về phía Việt Nam, Chính phủ đã phê

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010, chiến lược hành động "tận dụng thời cơ, tăng tốc phát triển" với nhiều biện pháp và ưu đãi nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may.

Với những yếu tố trên, Việt Nam không chỉ duy trì tốt mức kim ngạch và tốc độ xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Anh như hiện nay mà còn có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường này. Để đạt được mục tiêu của mình, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có những bước đi hợp lý nhằm phát huy tích cực những lợi thế mà ngành này đã có sẵn, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt tâm lý tiêu dùng và các thông tin kinh tế về thị trường Anh.

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu sang thị trường anh quốc (Trang 58 - 60)