III. Quan hệ thương mại song phương Việt nam – anh quốc
1. Tiến trình hợp tác thương mại Việt Nam – Anh quốc
Việt Nam và Vương quốc Anh thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức ở cấp đại sứ vào ngày 1-9-1973, tạo nền tảng cho quan hệ giữa hai nước không chỉ về ngoại giao mà còn cả về các lĩnh vực khác trong đó có lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến đầu thập kỷ 90 chưa được chú trọng phát triển.
Ngày 22-10-1990, Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu (EC) (tiền thân của Liên minh châu Âu – EU). Sự kiện này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam bình thường hoá và mở rộng quan hệ với các nước thành viên của Cộng đồng châu Âu, trong đó có Anh.
Ngày 15-12-1992, Hiệp định buôn bán hàng Dệt may đã được Việt Nam và Liên minh châu Âu ký kết. Bản Hiệp định này đã mở đường cho hàng dệt may- một mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh – thâm nhập thị trường EU rộng lớn. Đồng thời Hiệp định buôn bán hàng dệt may cũng tạo nền tảng cho quan hệ buôn bán song
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F
phương giữa Việt Nam và Anh Quốc nói riêng và các nước thành viên khác của EU nói chung.
Năm 1993, Chính phủ Anh tháo gỡ tín dụng xuất khẩu đối với Việt Nam sau 12 năm bị gián đoạn, theo đó hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan như các nước đang phát triển khác. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Anh Quốc.
Ngày 17-7-1995, Việt Nam và EU đã cùng nhau ký bản Hiệp định hợp tác giữa hai bên. Đây là cơ sở pháp lý điều chỉnh và đảm bảo cho sự phát triển ổn định giữa EU và Việt Nam cũng như giữa các quốc gia thành viên EU với Việt Nam. Hiệp định Hợp tác đề cập đến nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau, theo đó về thương mại, hai bên dành cho nhau quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và cam kết mở cửa thị trường cho hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên. Trong bản Hiệp định Hợp tác, EU còn cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chương trình ưu đãi Thuế quan phổ cập (GSP). Trên cơ sở Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và EU, Anh Quốc cũng đã ký Hiệp định thương mại và thoả thuận Tối huệ quốc với Việt Nam. Đây được coi là mốc quan trọng đưa quan hệ thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Tháng 12-1999, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Lãnh sự quán Anh ở thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Chương trình hợp tác Việt Nam – Anh Quốc với sự tham gia của 60 doanh nghiệp Anh và 60 doanh nghiệp Việt Nam. Đây được coi là cuộc gặp gỡ lớn nhất giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước với mục đích trao đổi, hợp tác kinh doanh, tạo nên những nét khởi sắc mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh không ngững tăng trưởng thể hiện qua tổng giá trị kim ngạch hai chiều qua các
Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F
năm. Chính phủ và doanh nghiệp hai nước đều thể hiện mong muốn quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.