Tình hình ngoại thương Việt Nam – Anh Quốc trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu sang thị trường anh quốc (Trang 70 - 75)

III. Quan hệ thương mại song phương Việt nam – anh quốc

2. Tình hình ngoại thương Việt Nam – Anh Quốc trong những năm gần đây

năm gần đây

Trong khoảng thời gian từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973) cho đến đầu thập kỷ 90, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh Quốc chưa được chú trọng phát triển. Trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm có 4,08% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cộng đồng châu Âu lúc đó. Bước vào thập niên 90, quan hệ thương mại giữa hai nước mới bắt đầu có sự khởi sắc. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm 1991 đến 612,93 triệu GBP năm 2002. Từ năm 1991, Việt Nam liên tục xuất siêu và mức độ xuất siêu ngày càng lớn.

Năm 1995, việc Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) đã tạo cơ hội cho sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam với từng nước thành viên của EU. Đây cũng được coi là mốc thời gian quan trọng để đánh giá tình hình ngoại thương giữa Việt Nam và Anh Quốc trong giai đoạn hiện nay.

2.1: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh:

Giai đoạn 1995 – 2002, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh rất cao, trung bình đạt khoảng 49,1%/năm, kim ngạch xuất khẩu của năm 2002 gấp 10 lần kim ngạch xuất khẩu của năm 1995. Tình hình xuất khẩu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 11: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Anh giai đoạn 1995 – 2002

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F Năm Đơn vị 199 5 199 6 1997 1998 199 9 200 0 2001 2002

Kim ngạch triệu USD 74,6 125 265 335 421 479 511 570

Tốc độ % 80,6 67,6 112 30,9 25,7 13,7 6,68 11,5

Nguồn:Tổng cục thống kê

Qua bảng 11 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh qua các năm đều tăng với tốc độ cao. Giai đoạn từ 1995 đến 1997 là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất. Đặc biệt năm 1997, kim ngạch tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Đây là giai đoạn ngay sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định hợp tác. Như vậy có thể nói bản Hiệp định này đã phát huy tác dụng một cách tích cực.

Sang giai đoạn từ năm 1998 đến 2000, tốc độ tăng trưởng giảm xuống, thường dao động ở mức trên dưới 30%. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ chỉ ở khoảng 11% đến 13%. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là giai đoạn Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực EU nên lượng xuất khẩu sang các khu vực lớn có phần bị thu hẹp.

Cá biệt là vào năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 6,68% so với năm trước đó. Đây là mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Lý giải cho hiện tượng này là tình trạng ảm đạm của nền kinh tế thế giới trong năm 2001 do nạn khủng bố. Tình trạng này đã kéo theo sự suy giảm mạnh của thương mại quốc tế. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong năm này cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Tuy nhiên chỉ một năm sau, kim ngạch xuất khẩu đã có sự hồi phục một cách nhanh chóng, tăng 11,5%.

Trong năm 2003, dự tính xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ có sự tăng mạnh bởi theo thống kê thì kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm của ta sang thị trường Anh đã là 405,870 triệu USD tăng 121,9% so với cùng kỳ năm 2002.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Anh không chỉ tăng về kim ngạch và tốc độ mà còn tăng tỷ trọng trong EU. Tỷ trọng trung bình kim ngạch xuất khẩu của Việt

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Nam sang Anh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 1995 – 2002 chiếm khoảng 15,25%, tăng hơn 3 lần so với giai đoạn trước những năm 90. Tỷ trọng cụ thể qua các năm như sau:

Bảng 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh so với EU giai đoạn 1995 - 2002 Năm Đơn vị 1995 199 6 199 7 1998 1999 200 0 2001 2002 Kim ngạch XK sang Anh triệu USD 74, 6 125 265 335 421 479 511 570 Tỷ trọng Anh/EU % 10, 4 13, 9 16, 4 16, 2 16, 9 16, 8 17 18, 1 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong EU nhìn chung là tăng dần qua các năm. Tuy nhiên mức tăng này còn khá chậm chạp. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác trong EU đã tăng lên đáng kể như thị trường Italia, Bỉ, Tây Ban Nha (xem phụ lục 2).

Cùng với Đức, Pháp, Hà Lan, Anh là một trong bốn thị trường lớn của EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang bốn thị trường này thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. So với các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan thì xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian đầu còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu sang Anh trên tổng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng sang Đức, Pháp, Hà Lan ngày càng giảm. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của ta sang EU theo hướng cân bằng giữa các thị trường trọng điểm, giảm sự tập trung quá mức vào thị trường Đức, Pháp như trong thời gian đầu. Ta có thể theo dõi xu hướng này qua bảng sau:

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Bảng 13: XK của Việt Nam sang một số nước trong EU trên tổng XK của Việt Nam sang EU (giai đoạn 1995 – 2002) và so với Anh

Đơn vị: % Nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Anh 10,4 13,9 16,4 16,2 16,9 16,8 17 18,1 Đức 32,8 25,3 25,5 26,6 26 25,7 24 22,9 Pháp 25,4 16,1 14,7 14,2 14,1 13,4 15,6 13,9 Hà Lan 12 16,4 16,5 14,6 13,6 13,7 12,1 12,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Như vậy, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh là rất khả quan và có chiều hướng tốt đẹp. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thường ở mức cao. Nếu do những nguyên nhân khách quan làm giảm tốc độ này thì sự phục hồi thường là rất nhanh chóng. Thêm vào đó, thị trường Anh nổi lên với tư cách là đối trọng của các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan. Xuất khẩu của Việt Nam sang Anh ngày càng tương xứng với tiềm năng của cả hai bên.

2.2: Tình hình xuất khẩu của Anh vàoViệt Nam:

2.2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng:

Kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Việt Nam trong 8 năm qua luôn nhỏ hơn so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh. Giá trị xuất khẩu của Anh sang Việt Nam được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 14: Giá trị xuất khẩu của Anh vào Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002

Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch triệu USD 50,7 83,7 103, 9 96,4 109 149, 9 171, 6 166,6 Tốc độ tăng % -18,6 65 24 -7,2 13 37,5 14,5 -2,9 Tỷ trọng Anh/EU % 7,64 7,33 7,92 7,68 9,08 11,9 11 9,04 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Qua bảng trên ta thấy, tình hình xuất khẩu của Anh vào Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 rất không ổn định, tốc độ tăng giảm không đều. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Anh trên tổng kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam còn nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên. Về phía Anh, là nước đứng thứ năm trên thế giới về ngoại thương, nước Anh tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chủ yếu là xuất khẩu sang các nước phát triển khác. Thị trường các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và thị trường EU là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Anh. Về phía Việt Nam, trong những năm qua do vấn đề giá cả, tỷ giá...mà chúng ta chưa thực sự chú ý tới việc nhập khẩu từ thị trường Anh. Mặc dù Anh là trung tâm công nghệ nguồn của châu Âu nhưng chúng ta ít có cơ hội nhập khẩu trực tiếp những dây chuyền công nghệ hiện đại từ thị trường này. Trong tương lai việc nhập khẩu từ thị trường Anh cần phải được chú ý nhiều hơn nữa. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc đẩy mạnh nhập khẩu còn có tác dụng là đòn bẩy đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh.

2.2.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu:

Sau đây là danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Anh sang Việt Nam từ năm 2000 đến 2002:

Bảng 15: Các mặt hàng xuất khẩu của Anh vào Việt Nam

Đơn vị: nghìn USD ST T Mặt hàng 2000 2001 2002 1 Xe ô tô vận tải và phụ tùng 27.482 28.548 28.922 2 Máy và phụ tùng hàng hải 6.954 7.324 8.493 3 Máy điện và phụ tùng 4.981 5.562 6.231 4 Máy và phụ tùng hàng không 6.872 6.943 8.549 5 Thuốc thú y 5.974 6.125 6.326 6 Hoá chất 5.126 5.542 6.241 7 Giấy và bìa 3.243 3.467 4.120

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F 8 Hàng dệt 2.415 2.450 2.674 9 Máy, phụ tùng, vật liệu XD 2.680 3.264 3.946 10 Thuốc trừ sâu 1.478 1.524 1.497 11 Máy và phụ tùng SX thuốc lá 982 986 940 12 Máy và y cụ 845 963 1005 13 Văn phòng phẩm 510 554 623

Nguồn:Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại

Nhìn chung cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Anh sang Việt Nam ít có sự thay đổi và kim ngạch không tăng nhiều qua các năm. Qua bảng trên ta thấy, hàng hoá mà Việt Nam nhập khẩu từ Anh chủ yếu là các thiết bị rời và phụ tùng chứ không phải là những dây chuyền công nghệ đồng bộ phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Anh là một trung tâm công nghệ nguồn của châu Âu nhưng Việt Nam còn chưa tiếp cận và nhập khẩu được nhiều những công nghệ này phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu sang thị trường anh quốc (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w