Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam – Anh Quốc

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu sang thị trường anh quốc (Trang 75 - 78)

III. Quan hệ thương mại song phương Việt nam – anh quốc

3. Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam – Anh Quốc

Trong nhiều năm qua, tuy hoạt động thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh quốc liên tục được cải thiện, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng với tốc độ cao nhưng thực tế cho thấy hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau.

Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, cà phê, thủ công mỹ nghệ, chè, hạt tiêu... đều đã có mặt trên thị trường Anh nhưng tỷ trọng kim ngạch các mặt hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn chung ít thay đổi trong nhiều năm. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh thường tập trung cao độ vào một số ít mặt hàng. Trong năm 2002, chỉ riêng hai mặt hàng giày dép và dệt may đã chiếm tới 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh, trong đó giày dép chiếm 48%. Sự tập trung cao độ này dễ gây ra nguy cơ tiềm tàng cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là khả năng dễ bị tổn thương do những thay đổi không dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng.

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết những khả năng của mình đối với việc xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản - vốn là những sản phẩm rất có triển vọng đối với thị trường Anh. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản của ta sang Anh còn khá khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu của Anh và khả năng sản xuất - xuất khẩu của Việt Nam. Là một nước nông nghiệp, khí hậu, đất đai phù hợp với cả sản xuất nông sản nhiệt đới cũng như ôn đới, kỹ thuật canh tác tốt, sản phẩm có khả năng cạnh tranh nhưng nhóm nông lâm thuỷ sản của ta chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường Anh. Thị phần của Việt Nam về nhóm hàng này trên thị trường Anh trung bình thường dao động ở mức 4% đến 6%. Tỷ lệ này không chỉ thấp so với một số nước lớn như ấn Độ, Trung Quốc mà còn thấp so với những nước có tiềm năng tương đương thậm chí còn kém Việt Nam như Pakistan, Bangladesh, Srilanca. Đây đều là những nước cung cấp chính các sản phẩm nông lâm thuỷ sản cho thị trường Anh, đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Mặc dù Anh là một quốc gia công nghiệp phát triển trong EU- một trong ba trung tâm công nghệ nguồn của thế giới- nhưng chúng ta vẫn chưa nhập khẩu được nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại từ thị trường này mà mới chủ yếu nhập các máy móc và thiết bị lẻ. Quy mô nhập khẩu còn quá nhỏ bé và cơ cấu hàng chưa thật phù hợp nên hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Anh chưa đóng được vai trò tích cực là đòn bẩy đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Nhập khẩu chưa thật gắn liền với xuất khẩu, chưa tạo được tiền đề để thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa thực sự chủ động tìm hiểu thị trường Anh và tìm cách thâm nhập trực tiếp sang thị trường này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Việt Nam còn làm ăn tuỳ tiện, manh mún với một phong cách chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Anh. Công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, chưa có sự

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

gắn kết chặt chẽ giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam với hệ thống các kênh phân phối trên thị trường Anh.

Tình trạng xuất khẩu gián tiếp sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam còn phổ biến. Theo thống kê, có đến 60% số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh theo kênh gia công và qua trung gian. Tình trạng này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực xuất khẩu giày dép và dệt may - hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Anh. Do có quan hệ thương mại truyền thống với Anh Quốc nên nhiều nước châu á như Singapore, Malaysia, Indonesia là chiếc cầu nối cho các sản phẩm dệt may và giày dép của Việt Nam với thị trường Anh. Hàng hoá sau khi được nhập về từ Việt Nam sẽ bị bóc nhãn, thay nhãn mác mới rồi được tái xuất sang thị trường Anh với giá cao gấp 3 đến 5 lần so với giá nhập từ Việt Nam. Việc buôn bán qua trung gian đã gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp Anh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, lợi nhuận nhận được chỉ trên dưới 30% so với sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Thiệt hại hơn nữa là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có cơ hội để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Anh. Còn đối với các doanh nghiệp Anh, họ sẽ phải mua hàng với giá cao hơn giá thực tế.

Những tồn tại trên đây đã gây những trở ngại đáng kể trong quan hệ thương mại Việt Nam – Anh quốc trong giai đoạn hiện nay. Những biến động phức tạp và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại, đòi hỏi cả Việt Nam và Anh cần phải có những nỗ lực hơn nữa nhằm tháo gỡ những khó khăn, giải quyết những tồn tại để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại phát triển vì lợi ích của cả hai bên.

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Chương 3

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu sang thị trường anh quốc (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w