Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần chất khí (vật lí 10 - nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh (Trang 37 - 137)

VIII. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

* Về phía giáo viên:

- Nguyên nhân : GV còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, việc vận dụng các

PPDH theo hƣớng đổi mới, tích cực còn hạn chế.

Ngoài ra khi trao đổi về bài tập của phần nhiệt học, nhiều GV cho rằng do kiến thức phần nhiệt học không liên quan đến thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cho nên không đi sâu vào nghiên cứu, phân loại các dạng bài tập, sƣu tầm bài tập của phần nhiệt học.

+ Tăng cƣờng tự bồi dƣỡng các PPDH tích cực, tăng cƣờng đọc các tài liệu tham khảo để tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn, các ứng dụng của các kiến thức Vật lí phổ thông trong cuộc sống, trong kĩ thuật, trong công nghiệp, từ đó làm phong phú hơn cho bài giảng và giúp HS thấy yêu thích môn Vật lí.

+ Tích cực thảo luận, trao đổi với đồng nghiệp, với tổ chuyên môn nhằm tìm ra PP phù hợp với đối tƣợng HS. Nghiên cứu, phân loại các dạng bài tập, sƣu tầm bài tập.

+ Đặc biệt để giúp các em HS có thể học tốt các giờ BTVL nói chung, phần bài tập chƣơng chất khí nói riêng thì bên cạnh việc giúp các em nắm vững lí thuyết ( thông qua đổi mới PPDH, tăng cƣờng trang thiết bị TN, ngoại khóa…) cần thiết phải xây dựng đƣợc tiến trình hƣớng dẫn giải bài tập phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH, với năng lực nhận thức của các em, giúp các em tích cực tìm tòi, không có tâm lí ngại khó, ỷ lại vào sách hƣớng dẫn, vào thầy cô.

* Về phía học sinh: - Nguyên nhân:

+ Các em chƣa nắm đƣợc phƣơng pháp giải bài tập, chƣa tích cực, còn ỷ lại vào sách giải sẵn, làm bài tập mang tính chống đối và hình thức.

+ Các em chƣa có hiểu biết đúng đắn về vai trò của bộ môn Vật lí trong thực tiễn cuộc sống. Sự phát triển của các quán điện tử, Internet tác động mạnh đến sự hình thành nhân cách của học sinh . Các yếu tố này làm phân tán mạnh mẽ tƣ tƣởng của học sinh, nhất là học sinh THPT.

- Biện pháp khắc phục: Bên cạnh việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức cho HS, tạo hứng thú yêu tích môn vật lí, động viên khích lệ kịp thời thì phải tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức, hình thành PP học tập, kỹ năng giải bài tập để có thể phát huy tính tích cực và tự lực của HS.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng: Bài tập vật lí có tầm quan trọng trong quá trình học tập vật lí của học sinh, vì giải bài tập vật lí sẽ giúp hình thành các phẩm chất cá nhân, đồng thời có thể kiểm tra, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng và thói quen thực hành, mở rộng làm sâu sắc các kiến thức đã học .

Khi nghiên cứu về vai trò tính tích cực và tự lực của HS, cho thấy có thể tác động các biện pháp phát huy tính tích cực và tự lực của HS vào tiến trình giải BTVL nói chung để có thể phát huy tính tích cực và tự lực của HS trong các giờ giải bài tập .

Thực tiễn giải bài tập vật lí ở trƣờng THPT Chuyên Bắc Kạn còn nhiều hạn chế. Trong các giờ hƣớng dẫn giải bài tập vật lí, GV chƣa phát huy đƣợc tính tích cực và tự lực của HS.

Từ những kết quả thu đƣợc, chúng tôi thấy rằng nếu xây dựng đƣợc tiến trình hƣớng dẫn giải bài tập theo hƣớng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh thì có thể góp phần nâng cao kết quả học tập môn vật lí ở trƣờng THPT Chuyên Bắc Kạn nói riêng và các trƣờng THPT Chuyên miền núi nói chung.

Chƣơng II. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH HƢỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP PHẦN CHẤT KHÍ ( VẬT LÍ 10 – NÂNG CAO) THEO HƢỚNG PHÁT

HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ TỰ LỰC CỦA HỌC SINH

2.1. Xây dựng tiến trình hướng dẫn giải bài tập vật lí theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh

Sau khi nghiên cứu về tiến trình hƣớng dẫn giải bài tập vật lí nói chung do các nhà khoa học giáo dục nêu ra (trang 19, 20) cùng với các biện pháp phát huy tính tích cực và tự lực nhận thức (trang 25, 26), chúng tôi thấy rằng để xây dựng đƣợc tiến trình hƣớng dẫn giải bài tập vật lí theo hƣớng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh thì cần phải áp dụng một số biện pháp nhƣ sau:

 Trong các giờ bài tập, GV phải lựa chọn đƣa vào các bài tập mới không bị trùng lặp các bài tập có ở SGK. Nhƣng bài tập mới ở đây không phải là bài tập khó, phức tạp với học sinh mà bài tập mới phải phù hợp với lí thuyết vừa học, phù hợp nhu cầu nhận thức của các em. Việc đƣa vào các bài tập mới sẽ làm cho các em hứng thú hơn, nỗ lực hơn, không thể dựa vào sách hƣớng dẫn bài tập để chép lời giải sẵn.

 Phƣơng pháp dạy học phải đa dạng: sử dụng phƣơng pháp đàm thoại theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo lí thuyết kiến tạo…

 Phƣơng thức tổ chức dạy học: Kết hợp giữa tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm.

 Ứng dụng công nghệ thông tin khi chữa bài tập : sử dụng máy vi tính, máy chiếu có tác dụng tốt để kích thích hứng thú của HS.

 Thầy giáo, bạn bè động viên, khen thƣởng kịp thời khi HS tự giải đƣợc bài tập hoặc có cách giải hay.

Bằng việc đƣa các biện pháp trên vào trong các bƣớc của tiến trình hƣớng dẫn giải bài tập nói chung, chúng tôi đã xây dựng đƣợc tiến trình hƣớng dẫn giải BTVL theo hƣớng phát huy tính tích cực và tự lực của HS nhƣ sau:

Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu và tóm tắt đề bài

- Mục tiêu đối với HS phải:

 Đọc kĩ đề bài để sơ bộ nhận dạng đƣợc bài tập.

 Xác định ý nghĩa của các thuật ngữ, phân biệt đâu là dữ kiện đã cho, đâu là ẩn số phải tìm.

 Dùng các ký hiệu vật lý để ghi tóm tắt đầu bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đổi đơn vị về hệ đơn vị hợp pháp ( Thƣờng là hệ SI).  Vẽ hình mô tả hiện tƣợng vật lí trong bài tập.

- Biện pháp:

+ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nhƣ phát phiếu học tập đến từng HS để HS độc lập suy nghĩ, trả lời các câu hỏi liên quan đến đầu bài:

Biết cái gì? ……….. Hỏi phải tìm cái gì?...

+ GV yêu cầu HS ghi ra những đại lƣợng đã biết, những hằng số vật lí liên

quan, những đại lƣợng phải tìm ( bao gồm kí hiệu, trị số, đơn vị), đổi đơn vị về cùng một hệ thống nhất.

+ GV yêu cầu HS vẽ hình chính xác, rõ ràng (có sẵn hoặc tự vẽ theo mô tả của đầu bài). Ghi các kí hiệu trên hình vẽ và dựa vào hình vẽ có thể phân tích giả thiết của bài toán.

+ Sau đó GV gọi một HS lên bảng tóm tắt, cho các HS khác nhận xét bổ sung và kết luận hoàn thành bƣớc một.

* Chú ý:

+ Thông qua việc trả lời, vẽ hình của HS, giúp GV bƣớc đầu đánh giá mức độ hiểu hiện tƣợng trong bài tập. Từ đó điều chỉnh về PP cho các bƣớc tiếp theo.

Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích hiện tượng vật lí để xác lập các mối liên hệ cơ bản

- Mục tiêu :

 Phân tích hiện tƣợng vật lí xảy ra, đối chiếu các dữ kiện đã cho và cái phải tìm, xét bản chất vật lí của hiện tƣợng để nhận ra các định luật, công thức lí thuyết có liên quan.

 Biểu diễn một cách trực quan, cô đọng các mối liên hệ cơ bản cần xác lập của dữ kiện đã biết và ẩn số phải tìm .

 Lập các phƣơng trình dƣới dạng tổng quát hoặc lắp ráp các thí nghiệm cần thiết cho việc giải toán (bài toán thí nghiệm).

- Biện pháp:

+ GV chia học sinh trong lớp thành các nhóm (theo tổ hoặc hai bàn gần nhau...), cử nhóm trƣởng và hƣớng dẫn HS cách làm việc theo nhóm. Yêu cầu nhóm trƣởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên tập trung suy nghĩ độc lập phân tích hiện tƣợng vật lí trong bài toán. Sau đó cùng thảo luận thống nhất ý kiến.

+ GV thƣờng xuyên quan sát các nhóm, nhắc nhở những HS thiếu ý thức. Khi HS gặp khó khăn sẽ đƣa ra những câu hỏi định hƣớng sau:

 Với điều kiện của bài tập, những tình huống nêu ra có liên quan đến lĩnh vực các hiện tƣợng vật lí nào?

 Những qui luật cơ bản nào đƣợc dùng làm cơ sở cho nội dung bài tập (các khẳng định, định luật, ...)?

 Có thể phân chia hiện tƣợng vật lí trong bài thành các giai đoạn hay không?

+ Nếu HS chƣa hiểu hiện tƣợng vật lí, GV có thể sử dụng máy chiếu để minh họa hiện tƣợng vật lí của bài toán và tiếp tục gợi mở cho HS.

+ Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV cho nhóm trƣởng của một nhóm lên bảng (hoặc đứng tại chỗ) trình bày. Sau đó cho các nhóm nhận xét. GV kết luận và giao nhiệm vụ tiếp theo: GV yêu cầu các nhóm vận dụng các định nghĩa, định luật, công thức để thiết lập các phƣơng trình mà các đại lƣợng phải tìm là ẩn số.

+ Khi các nhóm viết đƣợc các phƣơng trình, GV gọi nhóm trƣởng một nhóm (nhóm khác) lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét. GV kết luận bƣớc 2 và giao nhiệm vụ bƣớc 3.

* Chú ý:

+ Với mỗi loại hiện tƣợng cơ, nhiệt, điện, ... cách phân tích có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ, với một bài toán động lực học, điểm cơ bản là phải phân tích đƣợc vật chuyển động dƣới tác dụng của những lực nào; với một bài toán nhiệt, phải xem hệ biến đổi theo quá trình gì; với một bài toán tĩnh điện phải xem những vật (hạt) mang điện nào gây ra điện trƣờng; với một bài toán điện từ phải xem vật nào gây ra từ trƣờng và từ trƣờng tác dụng lên vật nào...

+ Trong khi phân tích hiện tƣợng, để dễ hình dung GV yêu cầu HS có thể tự vẽ thêm một số hình hoặc sơ đồ mô tả quá trình diễn biến của hiện tƣợng trong bài toán.

+ Nếu phân tích đƣợc các hiện tƣợng của bài toán một cách đúng đắn thì công việc có thể đƣợc xem nhƣ xong một nửa. GV cần rèn cho HS thói quen này, chống khuynh hƣớng không chịu khó phân tích các hiện tƣợng hoặc phân tích không kĩ các hiện tƣợng của bài toán mà lao vào tính toán ngay.

Bước 3: Hướng dẫn HS xây dựng lập luận, tính toán các kết quả bằng số

 Hình thành kế hoạch giải bài toán (sơ đồ giải toán), bổ sung các điều kiện bằng các hằng số vật lí hoặc các bảng số liệu, phân tích các đồ thị nếu có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giải các phƣơng trình để tìm ẩn số (hoặc phân tích các số liệu thực nghiệm).

- Biện pháp:

+ GV cho HS các nhóm thảo luận lập kế hoạch giải: đƣa ra sơ đồ giải toán liên hệ các phƣơng trình đã viết, cách giải phƣơng trình.

+ GV yêu cầu HS trong mỗi nhóm độc lập giải các phƣơng trình với các đại lƣợng đã đƣợc kí hiệu bằng chữ sau đó mới đƣợc thay số.

+ GV cho HS các nhóm thảo luận thống nhất kết quả, sau đó gọi nhóm trƣởng (một nhóm khác) lên trình bày và các nhóm còn lại nhận xét. Sau cùng GV kết luận hoàn thành bƣớc 3.

* Chú ý:

+ Các trị số của các đại lƣợng vật lí luôn luôn là gần đúng. Do đó, khi tính cần tuân theo các qui tắc áp dụng cho các số gần đúng.

Ví dụ, khi tính thể tích khí, ta tìm đƣợc V = 21,5284 lít mà các trị số trong

đầu bài chỉ cho với sai số tƣơng đối không quá 1% thì chỉ cần tính x đến hai số lẻ thập phân, nghĩa là viết V = 21,53 lít. Khi lấy trị số các hằng số vật lí cũng chỉ cần tính ở độ chính xác cao hơn độ chính xác của các trị số cho trong đầu bài một cấp.

+ Có thể có những trƣờng hợp cùng một hiện tƣợng có thể vận dụng nhiều định luật khác nhau để giải. Khi đó nên chọn xem cách giải nào ngắn hơn. Trong những trƣờng hợp đại lƣợng phải tìm đƣợc biểu diễn bằng một

công thức khá phức tạp, khi đó nên thử lại xem hai vế có cùng thứ nguyên hay không, nếu thứ nguyên khác nhau thì chắc chắn có sai lầm khi tính toán.

Bước 4: Hướng dẫn HS nhận xét kết quả

- Mục tiêu : Rèn cho HS thói quen rút ra một số nhận xét về:  Giá trị thực tế của kết quả

 Phƣơng pháp giải

 Khả năng mở rộng bài toán

 Khả năng ứng dụng của bài toán ... - Biện pháp:

+ GV cho HS làm việc cá nhân. GV cho HS trả lời câu hỏi: em hãy nhận xét về giá trị thực tế của kết quả, khả năng mở rộng bài toán, khả năng ứng dụng, khái quát PP giải.

+ GV cho các cá nhân nêu nhận xét của mình, sau đó thống nhất và kết luận.

+ GV căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ các nhóm để khen thƣởng (cho điểm) cả nhóm hoặc những cá nhân tiêu biểu.

* Với các bài toán đơn giản, hiện tƣợng đã rõ ràng có thể tính ngay kết quả. Với các bài tập định tính thì chủ yếu là tiến hành theo bƣớc 1, bƣớc 2 và bƣớc 4 (bƣớc 2 và bƣớc 3 đã gộp lại làm một).

- Trong những năm gần đây, tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học thì đề thi vật lí đều chọn hình thức thi TNKQ nhiều lựa chọn. Do đó việc luyện giải bài tập TNKQ ngay từ lớp 10 là rất cần thiết. Với đặc điểm đề thi TNKQ có yêu cầu về nội dung đơn giản hơn, có sẵn đáp số và thời gian đƣa ra đáp án rất ngắn nên tiến trình giải bài tập TNKQ có thể chỉ cần tập trung vào hai bƣớc :

Bƣớc 1: Hƣớng dẫn HS tìm hiểu đề bài

- Mục tiêu:

 HS phải nắm đƣợc phần dẫn để xác định xem đầu bài cho biết cái gì và phải đi tìm cái gì.

- Biện pháp:

+ GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài, dựa vào thông tin trong câu dẫn để biết đề bài chi biết gì? Yêu cầu phải làm gì?

Bƣớc 2: Hƣớng dẫn HS tìm mối liên hệ và tìm đáp án đúng

- Mục tiêu:

 HS phải nhớ ngay ra các công thức liên quan để suy ra đƣợc công thức cuối sao cho nhanh nhất, thay số và tìm ra kết quả.

- Biện pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ GV yêu cầu HS phải nắm chắc các công thức có liên quan đến đại lƣợng cần tìm thì mới có hƣớng suy ra công thức cuối cùng.

+ Với những dạng toán đã đƣợc làm nhiều, chứng minh đƣợc công thức cuối rồi thì HS phải ghi nhớ để vận dụng, không cần chứng minh lại.

+ Khi thay số phải chú ý tới đơn vị của các đại lƣợng trong công thức và đơn vị của đáp số.

- Ngoài việc vận dụng tiến trình giải bài tập ở trên thì HS phải rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm để có thể giải nhanh các bài tập trong các đề thi.

Trƣớc hết, HS phải nắm chắc một số kiến thức toán học đƣợc sử dụng làm công cụ cho việc xử lí tính toán (nhƣng không đƣợc quên bản chất Vật lí). Các nội dung kiến thức đƣợc đề cập trong các bài kiểm tra rất rộng, song không có những nội dung đƣợc khai thác quá sâu, phải sử dụng nhiều phép tính toán nhƣ hình thức tự luận. Do đó HS chỉ cần nắm vững kiến thức và các dạng bài tập cơ bản trong SGK là có thể làm tốt bài tập.

*Kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm

Khi gặp một đề thi trắc nghiệm khách quan, HS cần:

• Nắm chắc các qui định về giải bài tập trắc nghiệm. • Làm bài theo lượt:

+ Đọc trƣớc toàn bộ đề: Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trƣớc; Đánh dấu những câu mà tự HS thấy rằng theo một cách nào đó, có thể

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần chất khí (vật lí 10 - nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh (Trang 37 - 137)