VIII. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức
1.2.1.1. Khái niệm về tính tích cực của học sinh
Tính tích cực là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của ngƣời học từ thụ động sang chủ động, từ đối tƣợng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả [33].
- Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của HS đặc trƣng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích hoạt động vừa là phƣơng tiện, vừa là điều kiện để đạt đƣợc mục đích, vừa là kết quả của hoạt động. Tính tích cực nhận thức chính là phẩm chất, sự cố gắng của mỗi cá nhân. Đối với HS đòi hỏi phải có những nhân tố tích cực lựa chọn thái độ đối với đối tƣợng nhận thức, đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ cần giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tƣợng, cải tạo đối tƣợng trong hoạt động giải quyết các vấn đề sau này.
1.2.1.2. Những cấp độ khác nhau của tính tích cực
Tính tích cực tự lực bắt chƣớc: HS tích cực bắt chƣớc hoạt động của GV, của các bạn trong lớp.
Tích cực tìm tòi: HS tự giải quyết các vấn đề đã nêu ra, mò mẫm những cách giải quyết khác nhau để tìm ra lời giải hợp lý nhất.
Tính tích cực sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới, có thể tự lắp đặt các thiết bị thí nghiệm, tự rút ra kết luận cần thiết, làm cơ sở cho việc phát triển tƣ duy sáng tạo sau này [2].
1.2.1.3. Các mặt của tính tích cực:
Tính tích cực bao gồm hai mặt: Mặt tự phát và mặt tự giác.
Mặt tự phát: là yếu tố tiềm ẩn ở từng cá nhân HS, nó biểu hiện bằng tính tò mò, hiếu kỳ, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở trẻ đều có trong mức độ khác nhau.
Mặt tự giác: là trạng thái tâm lý có mục đích và đối tƣợng rõ rệt. Thể hiện óc quan sát, tính phê phán, tính tò mò khoa học [33].
1.2.1.4. Biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh
Theo tác giả Thái Duy Tuyên tính tích cực biểu hiện ở chỗ:
- Sự chú ý học tập của HS, sự hăng hái tham gia vào giải quyết các vấn đề học tập.
- Thƣờng xuyên có những thắc mắc, đòi hỏi GV giải thích cặn kẽ các vấn đề chƣa rõ.
- Có hứng thú học tập không?
- HS chủ động linh hoạt các kiến thức, kỹ năng hoạt động để nhận thức các vấn đề mới.
- HS mong muốn đƣợc đóng góp những thông tin, kiến thức mới đƣợc tìm hiểu ở các nguồn khác nhau.
- Biết vận dụng các kiến thức vào giải bài tập hoặc áp dụng vào trong thực tiễn.
- Có quyết tâm ý chí vƣơn lên trong học tập có khả năng sáng tạo trong giải quyết các vấn đề học tập [33].
* Mức độ tích cực của HS phụ thuộc vào những yếu tố nhƣ: - Vốn kiến thức của HS.
- Cách thức tổ chức hoạt động nhận thức của GV. * Những dấu hiệu thể hiện mức độ tích cực của HS.
- Thái độ tự giác của HS tham gia vào hoạt động nhận thức nhƣ thế nào?
- Tích cực nhất thời hay thƣờng xuyên liên tục? - Tích cực ngày càng tăng hay giảm dần?
- Có kiên trì vƣợt khó không?
Tính tích cực của nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của HS đặc trƣng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tích cực nhận thức vừa là mục đích hoạt động vừa là phƣơng tiện điều kiện để đạt đƣợc mục đích, vừa là kết quả của hoạt động. Tính tích cực nhận thức chính là phẩm chất, sự cố gắng của mỗi cá nhân.
* Những cấp độ khác nhau của tính tích cực hoạt động nhận thức.
- Tính tích cực tái hiện: chủ yếu dựa vào trí nhớ và tƣ duy tái hiện, HS tích cực bắt chƣớc GV và bạn bè.
- Tính tích cực tìm tòi: HS tự tìm cách giải quyết các vấn đề đã nêu ra, mò mẫm những cách giải quyết khác nhau để tìm ra lời giải tối ƣu nhất.
- Tính tích cực sáng tạo: là cấp độ cao nhất của tính tích cực của HS có khả năng mang kiến thức đã biết vào một tình huống mới. Phát hiện những vấn đề mới trong tình huống đã biết. HS khẳng định con đƣờng riêng của
mình không giống những con đƣờng mà mọi ngƣời đã thừa nhận để đạt đƣợc mục đích.
* Nguyên nhân của tính tích cực nhận thức:
- Tính tích cực nhận thức của HS nảy sinh trong quá trình học tập nhƣng nó lại là kết quả của nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân hình thành từ quá khứ, thậm chí từ lịch sử lâu dài của nhân cách.
- Tính tích cực của nhận thức phụ thuộc vào những yếu tố sau. Hứng thú, nhu cầu, động cơ, năng lực, ý chí, sức khỏe, môi trƣờng, ... Trong đó hứng thú là nhân tố đƣợc các thầy cô giáo quan tâm nhất vì:
- Nó có thể hình thành ở HS một cách nhanh chóng và bất kỳ lúc nào trong quá trình dạy học.
- Có thể gây hứng thú của học sinh ở mọi lứa tuổi.
- Điều quan trọng hơn cả là nó nằm trong tầm tay của ngƣời thầy. Ngƣời thầy có thể điều khiển hứng thú của HS qua các yếu tố của quá trình dạy học, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức qua các bƣớc lên lớp nhƣ mở bài, bài giảng mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra kiến thức mối quan hệ thầy - trò [22].