Tính tự lực trong hoạt động nhận thức

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần chất khí (vật lí 10 - nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh (Trang 33 - 35)

VIII. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Tính tự lực trong hoạt động nhận thức

Tính tự lực nhận thức là hạt nhân của tính tự lực.

Hiểu theo nghĩa rộng bản chất của tính tự lực nhận thức là sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho sự tự học, đƣợc biểu hiện: ý thức nhu cầu học tập của mình, yêu cầu của xã hội, của tập thể hoặc nhiệm vụ do ngƣời khác đề ra đối với việc học tập của mình, ý thức đƣợc mục đích học tập và thực hiện đƣợc mục đích đó; suy nghĩ, đánh giá đƣợc những điều kiện hoạt động học tập của mình. Trên cơ sở đó xác định những cách thức hợp lý hơn cả để giải quyết

nhiệm vụ và yêu cầu học tập. Hiểu theo nghĩa hẹp tính tự lực nhận thức là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập cho phép HS tự học [2].

Nhƣ vậy tính tự lực nhận thức có những thành phần cấu trúc nhƣ sau: Động cơ nhận thức, năng lực học tập, tổ chức học tập, mặt hành động ý chí.

1.2.3. Vai trò của tính tích cực và tự lực của học sinh đối với quá

trình dạy học ở trƣờng THPT

1.2.3.1. Mối quan hệ giữa tính tích cực và tính tự lực nhận thức:

Cơ sở hình thành tính tích cực là tính tự giác, tính tích cực phát triển đến một mức độ nào đó thì hình thành tính tự lực. Nhƣ vậy tính tự lực chứa đựng trong nó cả tính tự giác và tính tích cực.

Tính tích cực nhận thức quan hệ mật thiết với tính tự lực nhận thức, tính tích cực nhận thức là điều kiện cần thiết của tính tự lực nhận thức. Không thể có cái nọ mà không có cái kia, tính tích cực nhận thức là kết quả và biểu hiện của sự nảy sinh, phát triển tính tự lực nhận thức. Trong tính tự lực nhận thức đã thể hiện tính tích cực nhận thức, đồng thời sự thể hiện đó có tác dụng định hƣớng cá nhân đến tính tự lực nhận thức ở mức độ cao hơn [2].

1.2.3.2. Vai trò của tính tích cực tự lực nhận thức

Theo quan điểm của giáo dục học hiện đại thì: Dạy học là dạy cho HS biết hành động. Mỗi hoạt động dạy là một sự tác động tƣơng hỗ có định hƣớng của ngƣời dạy, ngƣời học và đối tƣợng nghiên cứu. Hoạt động dạy học chỉ đƣợc xảy ra khi có hoạt động tích cực của HS [33].

Do vậy việc GV nâng cao phát huy tính tích cực của ngƣời học trong giảng dạy sẽ có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng dạy học. Vì thế trong quá trình này giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ bài giảng với hoạt động của HS có nhƣ vậy HS mới chăm chú nghe giảng, tham gia tích cực vào giải quyết các

vấn đề học tập. Do vậy HS nắm đƣợc tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành đƣợc những năng lực phẩm chất mà mục tiêu dạy học đã đề ra.

Nhƣ vậy vai trò của tính tích cực tự lực của HS rất quan trọng nó tạo điều kiện để HS tiếp thu tốt các kiến thức mới đồng thời phát triển đƣợc tƣ duy và biến các kiến thức vừa tiếp thu đƣợc thành vốn kiến thức riêng của mình.

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần chất khí (vật lí 10 - nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh (Trang 33 - 35)