Các kết quả nghiên cứu sử dụng bột cỏ stylo trong chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 31 - 87)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2.Các kết quả nghiên cứu sử dụng bột cỏ stylo trong chăn nuôi gà

Gà mái không có khả năng tổng hợp sắc tố, nhưng có khả năng vận chuyển khoảng 20 - 60 % các sắc tố từ thức ăn ăn vào cho lòng đỏ (Bartov và Bornstein, 1980) [42]. Đối với gia cầm đẻ, thiếu bột cỏ trong khẩu phần có thể dẫn tới đẻ trứng giảm, lòng đỏ nhạt không đáp ứng thị hiếu và giá thấp. Việc bổ sung lượng nhỏ (ít hơn 5 %) của bột lá cây họ đậu trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng màu lòng đỏ trứng, da thịt gà đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng (Smallstock in development, 2006) [90].

Việc đầu tiên xem xét khi cho gà đẻ ăn bột cây họ đậu là hàm lượng protein, đặc biệt là các axit amin. Nếu cung cấp khoảng 13 % protein trong khẩu phần bằng protein bột cỏ họ đậu sẽ giảm đáng kể kích cỡ trứng trong khi mức protein thấp hơn sẽ làm giảm rõ rệt sản lượng trứng (Leeson và Summers, 1997) [68], (Perry và cs, 1999) [82]. D'Mello (1995) [49], đã thử nghiệm bột cây họ đậu làm thức ăn cho gà đẻ và cho rằng, ngoài hàm lượng protein cao, tính chất quan trọng của bột cây họ đậu là hàm lượng carotenoid cao, được sử dụng cho gia cầm như một nguồn sắc tố. Bởi vì, các sắc tố ở trong trứng, gia cầm không tự tổng hợp được, mà phải cung cấp từ bên ngoài.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong nghiên cứu trước đây, D’Mello (1995) [49] (trích dẫn Springhall và Ross (1969) [85] cho biết gà mái có khả năng hấp thụ xanthophylls tối đa trong khẩu phần chứa 5,0 % bột lá Leucaena.

Trong ngành công nghiệp gia cầm của Thái Lan, cây họ đậu thường được thêm vào khẩu phần ăn của gia cầm như một nguồn protein bổ sung hoặc là nguồn bổ sung carotenoid để cải thiện màu sắc lòng đỏ chúng cũng có thể là nguồn chất dinh dưỡng khác.Wisitiporn và Suksombat và Kruan Bua Keeree (2006) [97] đã nghiên cứu tác động của việc bổ sung bột cỏ Lucerne trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ trứng và chất lượng trứng.

Trong các cây họ đậu thì cỏ Stylosanthes là cây được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi đại gia súc và có tiềm năng lớn trong việc sản xuất bột cỏ sử dụng trong khẩu phần của gia cầm. Cỏ stylo giàu protein (16 - 24 %), các yếu tố kháng dinh dưỡng không đáng kể (chưa tìm thấy chất kháng dinh dưỡng). Bột cỏ Stylosanthes có chứa β - caroten, động vật chuyển đổi thành vitamin A với hiệu quả khác nhau. Vitamin A và các xanthophylls là nguồn sắc tố cho lòng đỏ trứng. Đối với gà đẻ, bột cỏ stylosanthes đã được sử dụng thành công dưới mức 10 % trong khẩu phần ăn (Onwudike và Adegbola, 1978) [81].

Onwudike và Adegbola (1978) [81] nghiên cứu những tác động của việc tăng số lượng bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần đến sản xuất trứng, vitamin A trong lòng đỏ, màu sắc lòng đỏ và tỷ lệ ấp nở của gà mái đẻ. Kết quả cho thấy nếu bổ sung dưới 10 % không ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ. Nếu bổ sung bột cỏ Stylosanthes hơn 10 % trong khẩu phần làm giảm khả năng sản xuất trứng (P < 0,01). Nhưng màu sắc lòng đỏ, vitamin A trong lòng đỏ và tỷ lệ ấp nở được cải thiện đáng kể khi ăn bột cỏ Stylosanthes.

Ở nước ta hiện nay, hầu như chưa có nhiều tác giả nghiên cứu về việc sử dụng bột cỏ stylo trong chăn nuôi gia cầm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Hồ Thị Bích Ngọc, (2012) [21] khẩu phần chứa đến 8 % bột cỏ stylo CIAT 184 không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà đẻ, tỷ lệ trứng giống cao, màu sắc lòng đỏ từ 10,28 điểm trong khẩu phần chứa 0 % đến 13,28 điểm trong khẩu phần chứa 8 %. Tỷ lệ gà con loại 1 đạt từ 92,82 % đến 93,68 %.

Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [21] cho biết: sử dụng 0 – 8 % bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu phần nuôi gà thịt không ảnh hưởng đến sức khỏe và

tỷ lệ nuôi sống của gà (95,56 % trở lên). Khẩu phần có chứa bột cỏ thì tăng khối lượng đạt cao nhất (2321,5g/con). Bột cỏ Stylo CIAT 184 không ảnh

hưởng đến thành phần hóa học của thịt. Chất lượng thịt được cải thiện, đặc biệt là màu sắc thịt. Xét về hiệu quả kinh tế, tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thì có thể sử dụng 2 – 4 % bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu phần cho gà lương phượng nuôi thịt.

Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đã được nhiều tác giả quan tâm. Các vấn đề từ công nghệ và phương pháp chế biến bột cỏ, vấn đề sử dụng bột cỏ hợp lý, vấn đề chất lượng bột cỏ và các yếu tố hạn chế, thành phần hoá học và thành phần dinh dưỡng của bột cỏ, các ảnh hưởng tốt của bột cỏ tới sinh trưởng, sinh sản, sức khoẻ, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng và chuyển hoá thức ăn, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia súc, gia cầm… đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những khuyến cáo phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, cỏ

Stylo CIAT 184 là loài mới, các nghiên cứu về năng suất, giá trị dinh dưỡng, đặc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

- Bột lá sắn giống KM94

- Bột cỏ stylosanther guianensis CiAT 84

- Gà bố mẹ Lương Phượng giai đoạn từ 41 đến 50 tuần tuổi (tuần đẻ 17 - 28).

2.1.2. Địa điểm

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia - Bá Vân - Thị xã Sông Công - Thái Nguyên.

2.1.3. Thời gian

- Từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Xác định ảnh hưởng của BLS và BC stylo đến năng suất, sản lượng trứng - Xác định ảnh hưởng của BLS và BC stylo đến một số chỉ tiêu lý học, hóa học của trứng.

- Xác định ảnh hưởng của BLS và BC stylo đến chất lượng trứng giống.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung 1: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định ảnh hưởng của BLS và BC stylo đến năng suất trứng. * Bố trí thí nghiệm

Bố trí 3 lô gà đẻ, mỗi lô có 60 gà mái và 6 gà trống, Mỗi lô lại được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 20 gà mái và 2 gà trống, tổng số gà thí nghiệm là 198 con. Bảo đảm đồng đều giữa các lô theo quy định về bố trí thí nghiệm trong chăn nuôi. Thời gian thí nghiệm là 10 tuần, từ tuần tuổi 41 đến 50 (tuần đẻ 17 - 28).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải ĐC Lô TN1 (BLS)

TN2(BCstylo)

Giống gà Lương Phượng Lương Phượng Lương Phượng

Số lượng gà mái (con) 60 60 60

Số lượng gà trống (con) 6 6 6

Tuần tuổi thí nghiệm 41 - 50 41 - 50 41 - 50

Thời gian thí nghiệm (tuần) 10 10 10

Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt

Thời gian thí nghiệm (tuần) Khẩu phần không có bột lá

Khẩu phần có 6 % BLS

Khẩu phần có 6 % BC stylo

Thức ăn thí nghiệm được tự phối hợp từ các nguyên liệu như: Ngô, cám mỳ, khô dầu đậu tương, bột cá, bột lá, dầu đậu tương và các thức ăn bổ sung khác. Thức ăn được phối hợp như sau:

Lô đối chứng: Thức ăn không có bột lá

Thí nghiệm 1 (TN1): Thức ăn hỗn hợp có 6 % BLS Thí nghiệm 2 (TN2): Thức ăn hỗn hợp có 6 % BC stylo

Công thức thức ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp sử dụng cho thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.2.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2: Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Thành phần nguyên liệu Đơn vị ĐC (Không có bột lá) (6 % BLS) TN1 TN2 (6 % BC stylo)

Ngô % 56,50 56,50 56,50

Cám mỳ % 12,20 7,20 5,30

Khô dầu đậu tương % 18,00 16,40 17,80

Bột cá % 3,00 3,00 3,00

Bột lá % - 6,00 6,00

Dầu đậu tương % - 0,60 1,10

Methionine % 0,15 0,15 0,15 CaCO3 % 7,00 7,00 6,70 DCP % 2,15 2,15 2,45 Muối ăn % 0,50 0,50 0,50 Premix (khoáng+VTM) % 0,50 0,50 0,50 Tổng % 100,00 100,00 100,00

Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng lượng trao đổi (ME) kcal/kg 2708 2707 2710

Protein thô % 15,03 15,06 15,07 Lipit thô % 2,96 3,87 3,99 Xơ thô % 3,97 4,13 5,12 Lysine % 0,86 0,88 0,85 Methyonine % 0,40 0,41 0,39 Canxi % 3,43 3,55 3,52 Photpho tổng số % 0,72 0,72 0,73 Photpho dễ tiêu % 0,47 0,46 0,49 Carotenoid % 1,47 4,26 2,32

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chế biến BLS và BC stylo: Phơi khô lá sắn và cỏ stylo dưới ánh nắng mặt trời, trên nền xi măng đến khi khô giòn, có thể bóp vụn bằng tay, sau khi phơi khô lá vẫn còn màu xanh, không có mùi mốc, loại bỏ cành và cuống lá, nghiền thành bột.

+ BLS và BC stylo phối hợp vào khẩu phần theo công thức thức ăn hỗn hợp (xem bảng 2.2). Dùng dầu thực vật để điều chỉnh năng lượng trao đổi (ME) của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) ngang bằng với lô đối chứng.

* Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ nuôi sống

Năng suất, sản lượng trứng Tỷ lệ trứng giống

Tiêu thụ thức ăn/1gà

Tiêu tốn và chi phí thức ăn/10 trứng và 10 trứng giống.

2.3.2. Nội dung 2

Xác định ảnh hưởng của BLS và BC stylo đến một số chỉ tiêu lý học và hóa học của trứng

* Các chỉ tiêu lý học:

Khảo sát các chỉ tiêu lý học của trứng 8 đợt vào các ngày thí nghiệm thứ 1; 10; 20; 30; 40; 50; 60 và 70. Mỗi đợt cân khối lượng trứng 15 quả/1 lô và khảo sát các chỉ tiêu khác 5 quả/1 lô. Các chỉ tiêu lý học của trứng được khảo sát là: Khối lượng trứng Tỷ lệ lòng trắng Tỷ lệ lòng đỏ Tỷ lệ vỏ Chỉ số lòng trắng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chỉ số lòng đỏ

* Các chỉ tiêu hóa học:

Phân tích thành phần hóa học của trứng 3 đợt vào các ngày 1; 10 và 20 kể từ lúc bắt đầu thí nghiệm, riêng carotenoid thì phân tích 7 đợt vào các ngày thí nghiệm thứ 1; 3; 5; 7; 9; 10 và 20. Mỗi đợt phân tích thành phần hóa học 3 mẫu/1 lô và đo điểm số quạt của lòng đỏ trứng 10 mẫu/1 lô. Các chỉ tiêu phân tích như sau:

VCK của lòng đỏ và lòng trắng Protein của lòng đỏ và lòng trắng Lipit của lòng đỏ và lòng trắng

Hàm lượng carotenoid lòng đỏ và điểm số màu của lòng đỏ theo thang điểm quạt của Roche (1988) [84].

2.3.3. Nội dung 3:

Xác định ảnh hưởng của BLS và BC stylo đến chất lượng trứng giống

* Phƣơng pháp thí nghiệm:

Thực hiện 6 đợt ấp trứng, đợt 1 trứng được chọn từ ngày 1 - 10, đợt 2 từ ngày 11 - 20, đợt 3 từ ngày 21 - 30, đợt 4 từ ngày 31 - 40, đợt 5 từ ngày 41 - 50 và đợt 6 lấy từ ngày 51 - 60 ngày kể từ ngày bắt đầu thí nghiệm. Trứng được đánh dấu theo từng lô và từng lần lặp lại, số lượng trứng ấp của 3 lô (ĐC, TN1 và TN2) bằng nhau. Mỗi đợt ấp 300 quả/ 1 lô, tổng số trứng ấp của 1 lô là 1800 quả.

* Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ trứng có phôi Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ gà loại I

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Vật chất khô, protein, lipit, xơ, dẫn xuất không đạm, khoáng tổng số, carotenoid của thức ăn và của trứng được phân tích theo các phương pháp dưới đây:

Phương pháp lấy mẫu thức ăn theo tiêu chuẩn Việt Nam 4325: 2007 (ISO 6497: 2002) [27] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VCK: Theo TCVN 4326 - 2001 (ISO 6496:1999) [28]

Protein tổng số (%) : Theo TCVN 4328: 2007 (ISO 6496: 2003) [29] Lipit tổng số (%) : Theo TCVN 4331 - 2007 (ISO 6492: 2002) [30] Khoáng tổng số (%) : Theo TCVN 4327: 2007 (ISO 5984: 2002 [31] Xơ tổng số (%) : TCVN 4329: 2007 (ISO 6865: 2002) [32] Dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN): TCPTN - HPLC

Carotenoid: TCPTN - HPLC (ISO 6985: 2005) [33]

Mỗi chỉ tiêu phân tích 3 lần sau đó tính trung bình.

* Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu đối với gà bố mẹ

+ Tỷ lệ nuôi sống:

Hàng ngày theo dõi và ghi chép vào sổ sách số gà chết sau đó tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức và tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức sau:

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số gà cuối kỳ (con)

× 100 Số gà đầu kỳ (con)

+ Sản lượng trứng:

Mỗi ngày thu nhặt trứng 2 lần theo nhóm và theo lô (1 lô có 3 nhóm). Cộng số trứng thu được của toàn kỳ thí nghiệm theo nhóm và theo lô

+ Năng suất trứng:

Năng suất trứng được xác định theo công thức dưới đây: Năng suất trứng (quả) =

Số trứng thu được trong kỳ (quả) Số mái bình quân trong kỳ (con)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Tỷ lệ đẻ:

Tỷ lệ đẻđược xác định theo công thức dưới đây: Tỷ lệ đẻ trứng (%) =

Số trứng thu được trong kỳ (quả)

× 100 Số mái bình quân toàn kỳ × số ngày gà đẻ

+ Tỷ lệ trứng giống:

Trứng giống là trứng có khối lượng trung bình, không bị dập, vỡ, phân biệt hai đầu rõ rệt, buồng khí trung bình.

Tỷ lệ trứng giống được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ trứng giống (%) =

Số trứng đủ tiêu chuẩn làm giống (quả)

× 100 Tổng số trứng thu được (quả)

+ Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng và gà giống

Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống được tính theo các công thức sau:

Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng =

Tiêu tốn thức ăn trong kỳ (kg)

× 10 Số trứng thu được trong kỳ (quả) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng giống =

Tiêu tốn thức ăn trong kỳ (kg)

× 10 Số trứng giống thu được trong kỳ (quả)

Tiêu tốn thức ăn/ 1 gà giống loại I =

Tiêu tốn thức ăn trong kỳ (kg) Số gà loại I trong kỳ (con)

+ Chi phí thức ăn/ 10 quả trứng (đồng) = Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng (kg) x đơn giá 1 kg thức ăn (đồng/kg)

+ Chi phí thức ăn/ 10 quả trứng giống (đồng) = Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng giống (kg) x đơn giá 1 kg thức ăn (đồng/kg)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chi phí thức ăn/ 1 gà giống loại I = Tiêu tốn thức ăn/ 1 gà giống loại I (kg) x đơn giá 1 kg thức ăn (đồng/kg)

+ Khối lượng trứng:

Khối lượng trứng được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác tới 0,01 g. Khối lượng trứng bình quân (g) = Tổng khối lượng trứng (g)

Tổng số trứng cân (quả) + Tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ vỏ:

Tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và tỷ lệ vỏ được xác định như sau: chọn trứng có khối lượng trung bình của lô, cân khối lượng trứng, tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng, sau đó cân khối lượng lòng đỏ và lòng trắng và khối lượng vỏ bằng cân điện tử có độ chính xác tới 0,01 g.

Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) × 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ lòng trắng (%) Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) × 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ vỏ (%) Tỷ lệ lòng vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) × 100 Khối lượng trứng (g) + Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng:

Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng được xác định như sau: chọn trứng có khối lượng trung bình của lô, đập và đổ trứng trên phiến kính, sau đó đo các chiều của lòng trắng và lòng đỏ, xác định chỉ số theo các công thức sau:

Chỉ số lòng đỏ = Chiều cao lòng đỏ (mm) Đường kính lòng đỏ (mm) Chỉ số lòng trắng = Chiều cao lòng trắng đặc (mm) ½ (ĐK lớn lòng trắng + ĐK nhỏ lòng trắng)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Carotenoid của lòng đỏ trứng: Hàm lượng carotenoid của lòng đỏ

được xác định bằng cách tách riêng lòng đỏ, đánh riêng lòng đỏ bằng máy xay “sinh tố”, sau đó lấy mẫu phân tích trên máy Erma với bước sóng = 420 nm. Hàm lượng carotenoid được tính bằng mg/kg lòng đỏ sau đó quy đổi ra mg/kg VCK lòng đỏ.

+ Độ đậm màu lòng đỏ: Dùng quạt so màu của Roche (1988) [84], thang điểm từ 1 - 15 để đo độ đậm màu lòng đỏ của từng quả. Xòe quạt so màu, màu lòng đỏ ứng với thang điểm nào của quạt thì đọc thang điểm đó, các dải màu

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 31 - 87)