Một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 50 - 87)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3. Một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng

* Một số chỉ tiêu lý học của trứng

Đối với gà sinh sản thì chất lượng trứng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng. Để đánh giá chất lượng trứng chúng tôi đã khảo sát một số chỉ tiêu cơ bản như khối lượng trứng, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ vỏ, chỉ số lòng đỏ và chỉ số lòng trắng.

Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.4

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu lý học của trứng

TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN1 (BLS) TN2(BCstylo)

1 Khối lượng trứng (g) 59,92 59,05 60,40 2 Tỷ lệ lòng trắng (%) 57,49 56,44 55,53 3 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 30,60 31,83 31,67 4 Tỷ lệ vỏ (%) 11,90 11,71 12,80 5 Chỉ số lòng đỏ - 0,50 0,52 0,45 6 Chỉ số lòng trắng - 0,07 0,09 0,012 2632 2884 2730 2569 2849 2688 2400 2450 2500 2550 2600 2650 2700 2750 2800 2850 2900 2950 ĐC BLS BC STYLO Lô thí nghiệm Sả n l ư n g tr n g , tr n g g iố n g (q u ) SL trứng SL trứng giống

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số liệu bảng 3.4 cho thấy:

Khối lượng trứng trung bình của gà lô TN1 (BLS) đạt 59,05g, lô đối chứng đạt 59,92g, lô TN2 (BC stylo) đạt 60,40g. Như vậy, trứng của lô TN1 (BLS) thấp hơn so với lô đối chứng 0,87 g/quả và thấp hơn lô TN2 (BC stylo) 1,35 g/quả. So sánh với khối lượng trứng gà Lương Phượng của trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (2007) đã công bố thì khối lượng trứng gà của chúng tôi cao hơn đôi chút.

Tỷ lệ lòng trắng của lô TN1 (BLS) đạt 56,44 %, lô đối chứng đạt 57,49 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 55,53 %. Như vậy, lô TN1 (BLS) thấp hơn lô đối chứng 1.05 % và cao hơn lô TN2 (BC stylo) 0,91 %.

Tỷ lệ lòng đỏ của lô ĐC, TN1 (BLS), TN2 (BC stylo) lần lượt là: 30,60; 31,83; 31,67 %. Tỷ lệ lòng đỏ của lô TN1 (BLS) cao hơn lô đối chứng 1,23 %, cao hơn lô TN2 (BC stylo) 0,16 %. Tỷ lệ lòng đỏ có xu hướng tăng lên ở các lô thí nghiệm có bột lá.

Tỷ lệ vỏ thì hoàn toàn ngược lại, tỷ lệ vỏ của lô TN1 (BLS) thấp hơn so với lô đối chứng và lô TN2 (BC stylo) lần lượt là 0,19 và 1,09 %.

Chỉ số lòng đỏ của lô ĐC đạt 0,50, lô TN1 (BLS) đạt 0,52, lô TN2 (BC stylo) đạt 0,45. So sánh với lô ĐC và lô TN2 (BC stylo) thì lô TN1 (BLS) cao hơn lần lượt là: 0,02 và 0,07.

Chỉ số lòng trắng của lô ĐC; TN1 (BLS); TN2 (BC stylo) lần lượt là 0,07; 0,09; 0,012. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Bích Ngọc, 2012 [21].

Lô TN1 (BLS) có tỷ lệ lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, lòng đỏ cao hơn so với lô đối chứng và lô TN2 (BC stylo). Điều này cho thấy: Khẩu phần ăn của gà sinh sản chứa bột lá sắn đã phần nào có tác dụng nâng cao chất lượng trứng. Tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy tất cả các chỉ tiêu nêu trên không có sự sai khác rõ rệt giữa 3 lô.

* Thành phần hóa học của trứng

Để xác định thành phần hóa học của lòng đỏ và lòng trắng trứng, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu trứng vào các ngày 1, ngày 10 và ngày 20 sau khi cho ăn bột lá và mỗi đợt phân tích 3 mẫu/lô với các chỉ tiêu sau: VCK lòng đỏ, protein lòng đỏ, lipit lòng đỏ, và lòng trắng trứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Thành phần hóa học của lòng đỏ trứng

Ở ngày đầu tiên, tỷ lệ VCK của lòng đỏ trứng giữa các lô thí nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể. Lô đối chứng tỷ lệ VCK lòng đỏ đạt 43,29 %, lô TN1 (BLS) và lô TN2 (BC stylo) có tỷ lệ VCK lòng đỏ lần lượt là 43,39 % và 43,26 %.

Bảng 3.5: Thành phần hóa học của lòng đỏ trứng

TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN1 (BLS) TN2 (BC stylo)

1 Vật chất khô Ngày thứ 1 % 43,29 43,39 43,26 Ngày thứ 10 % 43,42 45,42 44,86 Ngày thứ 20 % 43,54 45,50 45,17 TB % 43,42a 45,10a 44,76a 2 Protein Ngày thứ 1 % 13,93 14,05 13,82 Ngày thứ 10 % 14,12 15,08 15,02 Ngày thứ 20 % 14,05 15,15 15,10 TB % 14,03b 14,76b 14,65b 3 Lipit Ngày thứ 1 % 20,78 20,84 21,02 Ngày thứ 10 % 21,02 22,91 23,32 Ngày thứ 20 % 20,81 23,64 23,87 TB % 20,87c 22,46c 22,74c

Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê, với P>0,05.

Tỷ lệ VCK lòng đỏ trứng của các lô gần tương đương nhau ở ngày đầu thí nghiệm, chỉ dao động từ 43,26 đến 43,39 %. Ở ngày thứ 10, tỷ lệ VCK lòng đỏ của lô đối chứng đạt 43,42 %, lô TN1 (BLS) đạt 45,42 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 44,86 %. Đến ngày thí nghiệm thứ 20, tỷ lệ VCK lòng đỏ của lô ĐC đạt 43,54 %, lô TN1 (BLS) đạt 45,50 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 45,17 %. Tỷ lệ VCK lòng đỏ của lô ĐC tương đối ổn định ở các thời điểm khảo sát, còn của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) có xu hướng tăng cao hơn so với ĐC nhưng không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ protein của lòng đỏ trứng ở ngày thí nghiệm đầu tiên của 3 lô gần tương đương nhau, lô đối chứng là 13,93 %, lô TN1 (BLS) là 14,05 %, lô TN2 (BC stylo) là 13,82 %.

Tỷ lệ protein trong VCK lòng đỏ trứng của lô đối chứng tương đối ổn định ở các thời điểm phân tích, còn của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể là: Của lô TN1 (BLS) tăng từ 14,05 lên 15,15 %, lô TN2 (BC stylo) tăng từ 13,82 lên 15,10 %. Tỷ lệ protein trung bình của 3 thời điểm phân tích là 14,03 % (ĐC), 14,76 % (TN1) và 14,65 % (TN2). Tuy nhiên, tỷ lệ này của 3 lô không có sự sai khác nhau rõ rệt (p>0,05).

Tỷ lệ lipit của lòng đỏ trứng ở ngày thí nghiệm đầu tiên giữa các lô thí nghiệm tương đương nhau và không có sự chênh lệch đáng kể. Lô đối chứng đạt 20,78 %, lô TN1 (BLS) đạt 20,84 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 21,02 %. Đến ngày thí nghiệm thứ 10, tỷ lệ lipit lòng đỏ trứng của lô TN1 (BLS) đạt 22,91 % tăng 2,07 % so với ngày đầu thí nghiệm, lô TN2 (BC stylo) đạt 23,32 % tăng 2,3 % so với ngày đầu thí nghiệm, đến ngày thứ 20, tỷ lệ lipit của lòng đỏ trứng của lô TN1 (BLS) tăng 0,73 % so với ngày thí nghiệm thứ 10, lô TN2 (BC stylo) tăng 0,55 % so với ngày thí nghiệm thứ 10. Tỷ lệ lipit của lô ĐC tương đối ổn định trong 3 lần khảo sát (20,78; 21,02 và 20,8 %).

Như vậy, tỷ lệ vật chất khô, protein và lipit trong lòng đỏ trứng của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) có xu hướng tăng và cao hơn so với lô ĐC. Tuy nhiên, tỷ lệ trung bình của vật chất khô, protein và lipit giữa 3 lô thí nghiệm lại không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05).

* Thành phần hóa học của lòng trắng trứng

Tỷ lệ VCK của lòng trắng trứng ở ngày thí nghiệm thứ nhất của lô đối chứng, lô TN1 (BLS), lô TN2 (BC stylo) gần tương đương nhau và lần lượt là 14,07 %, 14,31 %, 14,17 %. Tỷ lệ VCK lòng trắng của lô ĐC tương đối ổn định trong 3 lần khảo sát, còn của lô TN1 (BLS) và lô TN2 (BC stylo) có xu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hướng giảm nhẹ. Tỷ lệ VCK trung bình của 3 lần khảo sát của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) thấp hơn lô ĐC từ 0,67 đến 0,78 %.

Bảng 3.6: Thành phần hóa học của lòng trắng trứng TT Chỉ tiêu ĐV ĐC TN1(BLS) TN2 (BC stylo) 1 Vật chất khô Ngày thứ 1 % 14,07 14,31 14,17 Ngày thứ 10 % 13,95 13,08 13,13 Ngày thứ 20 % 14,11 12,73 12,49 TB % 14,04a 13,37a 13,26a 2 Protein Ngày thứ 1 % 11,97 12,05 12,04 Ngày thứ 10 % 12,10 11,89 12,03 Ngày thứ 20 % 12,08 11,16 11,71 TB % 12,05b 11,70b 11,93b 3 Lipit Ngày thứ 1 % 0,053 0,058 0,063 Ngày thứ 10 % 0,055 0,052 0,054 Ngày thứ 20 % 0,050 0,047 0,045 TB % 0,053c 0,052c 0,054c

Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê, với P>0,05.

Tỷ lệ protein của lô ĐC tương đối ổn định ở 3 lần khảo sát (11,97 %; 12,10 %; 12,08 %) và trung bình là 12,05 %. Trong khi đó tỷ lệ protein của lô TN1 (BLS) và lô TN2 (BC stylo) có xu hướng giảm nhẹ, lô TN1 (BLS) từ 12,05 xuống 11,16 % và trung bình là 11,70 % còn lô TN2 (BC stylo) giảm từ 12,04 xuống 11,71 %, và trung bình là 11,93 %. Tuy nhiên tỷ lệ protein trung bình của lòng trắng trứng của 3 lô chênh lệch nhau không có sự sai khác rõ rệt (p > 0,05).

Tỷ lệ lipit cũng tương tự như tỷ lệ protein. Tỷ lệ lipit của lô ĐC cũng tương đối ổn định ở 3 lần khảo sát (0,053 %; 0,055 %; 0,050 %) và trung bình là 0,053 %. Hai lô TN1 (BLS) và lô TN2 (BC stylo) đều có xu hướng giảm nhẹ. Lô TN1 (BLS) giảm từ 0,058 % xuống còn 0,047 % và đạt trung bình 0,052 %. Lô TN2 (BC stylo) giảm từ 0,063 % xuống còn 0,045 % và đạt

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung bình 0,054 %. Tỷ lệ lipit trung bình giữa các lô không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05).

Như vậy tỷ lệ VCK, protein, lipit trong lòng trắng trứng có diễn biến ngược so với trong lòng đỏ (xu hướng giảm trong lòng trắng và xu hướng tăng trong lòng đỏ).

Tuy nhiên, các chỉ tiêu nêu trên của cả lòng đỏ và lòng trắng đều không có sự sai khác nhau rõ rệt (p>0,05). Điều đó chứng tỏ BLS và BC stylo không ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu hóa học nêu trên của trứng.

* Hàm lượng carotenoid và điểm số quạt của lòng đỏ trứng

Carotenoid và điểm số quạt của lòng đỏ trứng là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng nói lên chất lượng trứng.

Để biết được ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ stylo đến hàm lượng carotenoid và điểm số quạt của lòng đỏ trứng chúng tôi đã phân tích hàm lượng carotenoid và đo điểm số quạt của trứng ở các ngày thí nghiệm thứ 1, 3, 5, 7, 9, 10, 20 và kết quả được trình bày tại bảng 3.7

Bảng 3.7: Hàm lượng carotenoid và điểm số quạt của lòng đỏ trứng

Ngày TN

Carotenoid (mg % VCK) Điểm số quạt

ĐC TN1 (BLS) TN2 (BC stylo) ĐC TN1 (BLS) TN2 (BC stylo) 1 16,16 16,18 15,75 7,3 7,3 7,0 3 16,21 22,98 23,07 7,4 9,5 9,5 5 16,09 28,78 28,05 7,0 11,6 11,2 7 16,20 33,55 31,45 7,4 13,5 12,4 9 16,14 34,26 32,45 7,2 13,8 12,8 10 16,08 34,15 32,66 7,1 13,6 12,9 20 16,19 34,28 32,10 7,3 13,8 12,7 TB 16,15a 29,17b 27,93b 7,24a 11,87b 11,21b

Ghi chú: Cùng một chỉ tiêu (carotenoid) hoặc (điểm số quạt), theo hàng ngang số liệu có chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hàm lượng carotenoid của lòng đỏ trứng ở ngày thí nghiệm đầu tiên của lô đối chứng, TN1 (BLS), TN2 (BC stylo) lần lượt là 16,16 mg % VCK, 16,18 mg % VCK, 15,75 mg % VCK. Hàm lượng này của lô ĐC tương đối ổn định trong 7 lần phân tích, dao động từ 16,08 đến 16,20 %, còn của các lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) có sự tăng lên theo thời gian gà ăn bột lá. Đến ngày thí nghiệm thứ 3 hàm lượng carotenoid của lô TN1 (BLS) tăng lên đến 22,98 mg % VCK, lô TN2 (BC stylo) cũng tăng lên đến 23,07 mg % VCK. Hàm lượng carotenoid của 2 lô thí nghiệm bổ sung bột lá tăng liên tục đến ngày thứ 9. Ngày thứ 9: Lô TN1 (BLS) có hàm lượng carotenoid là 34,26 mg % VCK tăng 18,08 mg % VCK so với ngày thí nghiệm thứ nhất. Lô TN2 (BC stylo) có hàm lượng carotenoid là 32,45 mg/kg VCK tăng 16,7 mg % VCK so với ngày thí nghiệm thứ nhất. Đến ngày thí nghiệm thứ 10 và 20 thì hàm lượng carotenoid của 2 lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) dần đi vào ổn định hơn. Hàm lượng carotenoid trung bình trong lòng đỏ của 7 thời điểm phân tích của lô đối chứng, lô TN1 (BLS), lô TN2 (BC stylo) lần lượt là 16,15 mg % VCK, 29,17 mg % VCK, 27,93 mg % VCK. Hàm lượng này của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) cao hơn so với lô đối chứng với sự sai khác rõ rệt (p<0,05). Kết quả phân tích của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Dương Thanh Liêm (1998) [70], Fasuyi và cs (2006) [54]. Như vậy, tỷ lệ 6 % BLS và 6 % BC stylo trong khẩu phần ăn của gà sinh sản đã có ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ trứng.

Điểm số quạt của lòng đỏ trứng ở ngày thí nghiệm đầu tiên của cả 3 lô là tương đương nhau. Lô đối chứng đạt 7,3, lô TN1 (BLS) đạt 7,3, lô TN2 (BC stylo) đạt 7,0. Đến ngày thí nghiệm thứ 3 thì điểm số quạt của 2 lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) tăng lên rõ rệt, đạt điểm số 9,5, trong khi lô đối chứng vẫn giữ nguyên. Điểm số quạt của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) tăng liên tục đến ngày thứ 9. Ngày thí nghiệm thứ 9, điểm số quạt của lô TN1 (BLS) đạt 13,8, lô TN2 (BC stylo) đạt 12,8 điểm. Điểm số quạt của 2 lô thí nghiệm thức ăn có bột lá

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giữ mức ổn định ở ngày thí nghiệm thứ 10 và 20. Ngày thí nghiệm thứ 20, lô TN1 (BLS) đạt 13,8, lô TN (BC stylo) đạt 12,7 điểm. Như vậy, qua 20 ngày thí nghiệm, điểm số quạt của lô đối chứng không thay đổi, còn 2 lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) tăng lên rõ rệt, điều đó chứng tỏ bột lá có ảnh hưởng lớn đến điểm số quạt của lòng đỏ trứng. Điểm số quạt trung bình trong 7 lần đo của lô đối chứng, lô TN1 (BLS), lô TN2 (BC stylo) lần lượt là 7,24, 11,87, 11,21 điểm. Điểm số quạt lòng đỏ của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) so với lô đối chứng có sự sai khác rõ rệt (p<0,05).

Kết quả trên cho thấy hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ trứng và điểm số quạt của lòng đỏ trứng có mối liên quan đến nhau. Điểm số quạt tăng là do hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ tăng. Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của Trần Thị Hoan (2011) [12].

* So sánh TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo)

Kể từ ngày thí nghiệm thứ 5 trở đi, hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ trứng của lô TN1 (BLS) luôn lớn hơn lô TN2 (BC stylo). Hàm lượng carotenoid trung bình của 7 thời điểm phân tích cũng như vậy. Tuy nhiên, hàm lượng carotenoid trung bình của 2 lô không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05).

Cũng giống như hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ trứng, điểm số quạt lòng đỏ của lô TN1 (BLS) luôn cao hơn TN2 (BC stylo) trong các lần khảo sát kể từ ngày thí nghiệm thứ 5 trở đi. Tuy nhiên, điểm số quạt trung bình của 2 lô không có sự sai khác nhau rõ rệt (p>0,05).

Ảnh hưởng của bột lá đến hàm lượng carotenoid của lòng đỏ trứng qua

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.3: Đồ thị carotenoid trong lòng đỏ trứng theo thời gian thí nghiệm

Đường biểu thị hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ trứng của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) tăng lên nhiều trong 7 ngày thì nghiệm đầu tiên sau đó giữ mức ổn định từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 20, còn lô ĐC thì đường biểu thị nằm ngang tức là không có sự thay đổi về hàm lượng carotenoid trong lòng đỏ.

3.4. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về trứng ấp

Để xác định được khả năng ấp nở của trứng và chất lượng của gà con, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 6 đợt ấp mỗi đợt 300 quả/lô; kết quả được trình bày tại các bảng dưới đây.

* Tỷ lệ trứng có phôi

Tỷ lệ trứng có phôi được theo dõi bằng cách: 6 ngày sau ấp soi trứng bằng thiết bị soi lần 1, 9 ngày sau ấp soi lần 2 để loại bỏ trứng không có phôi. Tỷ lệ trứng có phôi qua 60 ngày thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.8.

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 1 3 5 7 9 10 20 Ngày C a r o t e n o id ( m g % V C K ) ĐC BLS BC Stylo

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8: Tỷ lệ trứng có phôi ở các giai đoạn thí nghiệm (%)

Giai đoạn (ngày) ĐC TN1 (BLS) TN2 (BC STYLO)

1 - 10 87,66 90,67 88,00 11 - 20 87,00 93,00 90,00 21 - 30 87,33 94,67 92,00 31 - 40 88,67 93,67 90,67 41 - 50 88,33 92,67 90,67 51 - 60 88,00 94,33 90,00 TB 87,83a 93,17b 90,22c

Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p< 0,05

Tỷ lệ trứng có phôi của lô đối chứng dao động từ 87,00 - 88,00 % và tính

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ stylo trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 50 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)