3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Tỷ lệ nuôi sống và khả năng sản xuất trứng của gà thí nghiệm
Tỷ lệ nuôi sống của gà là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, dùng để đánh giá khả năng thích nghi của gà với môi trường sống, chế độ chăm sóc và thức ăn chăn nuôi.
Để biết được ảnh hưởng của bột lá sắn (BLS) và bột cỏ stylo (BC stylo) trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi trong suốt 10 tuần thí nghiệm (từ tuần tuổi 41 đến tuần tuổi 50). Kết quả được trình bày tại bảng 3.1.
* Tỷ lệ nuôi sống:
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà qua 10 tuần thí nghiệm (%)
Tuần TN Lô ĐC Lô TN1(BLS ) Lô TN2 (BC stylo)
1 100 100 100 2 100 100 100 3 100 100 100 4 100 100 100 5 100 100 100 6 100 100 100 7 100 100 100 8 100 100 100 9 100 100 100 10 100 100 100
Qua mười tuần nuôi thí nghiệm, tỷ lệ nuôi sống của cả 3 lô: Đối chứng, TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) đều đạt 100 %. Kết quả của chúng tôi cũng giống với kết quả của tác giả Hồ Thị Bích Ngọc, (2012) [21] khẩu phần chứa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2, 4, 6, và 8 % bột cỏ stylo CIAT 184 không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà. Như vậy khi ta đưa tỷ lệ 6 % bột lá sắn và 6 % bột cỏ stylo vào khẩu phần ăn của gà sinh sản bố mẹ đã không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà.
Tuy nhiên so với lô đối chứng thì gà của các lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) có lông mượt mà, óng ả hơn, vàng sáng hơn, da chân cũng vàng hơn, và mào gà trống đỏ tươi.
* Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm
Tỷ lệ đẻ của gà có liên quan trực tiếp đến năng suất và sản lượng trứng. Ảnh hưởng của BLS và BC stylo trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ đẻ của gà trong 10 tuần thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.2
Bảng 3.2: Tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm (%)
Tuần TN ĐC TN1 (BLS) TN2 (BC STYLO) X mX X mX X mX 1 71,67 + 1,67 73,33 + 1,67 71,67 + 1,67 2 70,00 + 2,89 71,67 + 1,67 71,67 + 3,33 3 70,00 + 2,89 71,67 + 3,33 70,00 + 2,89 4 68,33 + 4,41 70,00 + 2,89 70,00 + 2,89 5 66,67 + 1,67 70,00 + 5,00 68,33 + 4,41 6 63,33 + 3,33 68,33 + 3,33 68,33 + 1,67 7 58,33 + 4,41 66,67 + 4,41 63,33 + 4,41 8 56,67 + 3,33 66,67 + 1,67 60,00 +2,89 9 51,67 + 1,67 65,00 + 2,89 55,00 + 2,89 10 50,00 + 2,89 63,33 + 4,41 51,67 + 5,00 TB 62,67a + 2,52 68,67b + 1,02 65,00ab + 2,28
Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê, với p< 0,05.
Số liệu bảng 3.2 cho thấy:
Ở tuần thí nghiệm đầu tiên tỷ lệ đẻ của lô đối chứng đạt 71,67 %, lô TN1 (BLS) đạt 73,33 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 71,67 %. Như vậy, ngay trong tuần
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thí nghiệm đầu tiên giữa các lô đã có sự chênh lệch về tỷ lệ đẻ nhưng không đáng kể, lô đối chứng và lô TN2 (BC stylo) có tỷ lệ đẻ bằng nhau, còn lô TN1 (BLS) thì tỷ lệ đẻ cao hơn.
Ở các tuần đẻ tiếp theo, tỷ lệ đẻ của cả ba lô thí nghiệm đều có chiều hướng giảm xuống, vì giai đoạn này đã sau đỉnh điểm của tỷ lệ đẻ khoảng 10 tuần. Tuy nhiên, các lô TN1 (BLS) và BC stylo có mức độ giảm ít hơn so với lô ĐC. Ví dụ: Sau 6 tuần thí nghiệm, tỷ lệ đẻ của các lô ĐC, TN1 (BLS), TN2 (BC stylo) giảm lần lượt là 8,34; 5,00 và 3,34 %. Sau 8 tuần thí nghiệm, tỷ lệ đẻ của 3 lô giảm tương ứng là 15,00; 6,66; 11,67 %.
Tính chung trong 10 tuần thí nghiệm, tỷ lệ đẻ trung bình của gà ở lô đối chứng đạt 62,67 %, lô TN1 (BLS) đạt 68,67 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 65,00 %. Kết quả phân tích thống kê cho thấy: Tỷ lệ đẻ trung bình trong 10 tuần của các lô TN1 (BLS), so với lô ĐC có sự sai khác rõ rệt (p<0,05), còn lô TN2 (BC stylo) so với lô ĐC thì chưa có sự sai khác rõ rệt (p>0,05).
* So sánh TN1 (BLS) với TN2 (BC stylo)
Lô thí nghiệm TN1 (BLS) tỷ lệ đẻ cao hơn so với lô TN2 (BC stylo) nhưng sự sai khác chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), điều đó có nghĩa là đối với gà sinh sản thì bột lá sắn có tác dụng tốt hơn bột cỏ stylo nhưng không rõ rệt.
Như vậy, khi sử dụng bột lá vào khẩu phần ăn của gà sinh sản với một tỷ lệ thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ đẻ của gà và có khả năng duy trì được tỷ lệ đẻ cao và kéo dài hơn so với gà ăn khẩu phần không có bột lá.
Dương Thanh Liêm (1998) [70] cho biết mức thích hợp nhất bổ sung BLS cho gà sinh sản là 4 %. Nguyễn Đức Hùng (2004) [13] cho biết: Tỷ lệ bột lá keo giậu thích hợp trong khẩu phần ăn của gà mái sinh sản là 6 %. Theo tác giả Trần Thị Hoan (2011) [12] thì khẩu phần chứa 6 % BLS có tỷ lệ đẻ cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ảnh hưởng của bột lá đến tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần thí nghiệm được minh họa bằng đồ thị dưới đây:
Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm
Đồ thị cho thấy đường biểu thị của lô ĐC đi xuống nhanh hơn lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo)
3.2. Năng suất và sản lƣợng trứng của gà thí nghiệm
Để xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ 6 % BLS và 6 % BC stylo trong khẩu phần ăn của gà sinh sản đến năng suất và sản lượng trứng, chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng sản xuất của 180 gà mái Lương Phượng trong thời gian 10 tuần liên tục (từ tuần tuổi 41 đến 50). Kết quả theo dõi năng suất và sản lượng trứng được trình bày tại bảng 3.3.
Số liệu bảng 3.3 cho thấy:
Sản lượng trứng giữa các lô trong 10 tuần thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Lô TN1 (BLS) có sản lượng trứng cao nhất, đạt 2884 quả, cao hơn lô đối chứng là 252 quả, tương ứng với 9,57 %, tiếp theo là lô TN2 (BC stylo) đạt 2730 quả, cao hơn lô đối chứng là 98 quả, tương ứng với 3,72 %. Sản
0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tuần thí nghiệm T ỷ l ệ đ ẻ ( %) Lô ĐC Lô TN1 (BLS) Lô TN2 (BC Stylo)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lượng trứng của lô TN1 (BLS) và lô TN2 (BC stylo) lớn hơn ĐC với sự sai khác rõ rệt (p<0,05).
Bảng 3.3: Năng suất và sản lượng trứng của gà thí nghiệm
Stt Chỉ tiêu ĐV ĐC TN1 (BLS) TN2 (BC stylo)
1 Sản lượng trứng/lô Quả 2632a +11,14 2884b + 9,07 2730c + 9,50
2 So Sánh % 100 109,57 103,72
3 Năng suất trứng/mái Quả 43,87a + 0,19 48,07b + 0,15 45,50c + 0,16
4 So sánh % 100 109,57 103,71
5 Sản lượng trứng giống/lô Quả 2569a + 5,29 2849b + 5,51 2688c + 5,69
6 So sánh % 100 110,90 104,63
7 Năng suất trứng giống/mái Quả 42,82a + 0,09 47,48b + 0,09 44,80c + 0,09
8 So sánh % 100 110,88 104,62
9 Tỷ lệ trứng giống % 97,64a + 0,45 98,78a + 0,41 98,34a + 0,74
Ghi chú: theo hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê, với P>0,05
Năng suất trứng/mái bình quân toàn kì của lô TN1 (BLS) đạt 48,07 quả, cao hơn lô đối chứng 4,2 quả, tương ứng với 9,57 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 45,50 quả, cao hơn lô đối chứng 1,63 quả, tương ứng với 3,71 %. Năng suất trứng/mái của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) lớn hơn ĐC với sự sai khác rõ rệt (p<0,05).
Sản lượng trứng giống của lô TN1 (BLS) đạt 2849 quả, cao hơn lô đối chứng 280 quả, tương ứng với 10,90 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 2688 quả, cao hơn lô đối chứng 119 quả, tương ứng với 4,63 %. Sản lượng trứng giống của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) lớn hơn lô ĐC với sự sai khác rõ rệt (p<0,05).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năng suất trứng giống/mái bình quân toàn kì của lô TN1 (BLS) đạt 47,48 quả, cao hơn lô đối chứng 4,66 quả, tương ứng với 10,88 %, lô TN2 (BC stylo) đạt 44,80 quả, cao hơn lô đối chứng 1,98 quả, tương ứng với 4,62 %. Năng suất trứng giống của lô TN1 (BLS) và TN2 (BC stylo) lớn hơn ĐC với sự sai khác rõ rệt (p<0,05).
Tỷ lệ trứng giống của lô TN1 (BLS), lô TN2 (BC stylo) và lô đối chứng lần lượt là 98,78 %; 98,34 %; và 97,64 %, kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ trứng giống giữa các lô không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05). Lô TN1 (BLS) chỉ cao hơn lô đối chứng 1,14 % và lô TN2 (BC stylo) cũng chỉ cao hơn lô đối chứng 0,07 %. Điều đó chứng tỏ BLS và BC stylo trong khẩu phần ăn không có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ trứng giống.
Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy các lô thí nghiệm có bột lá sắn và BC stylo trong khẩu phần ăn đạt năng suất, sản lượng trứng cao hơn so với lô đối chứng.
Điều này có thể giải thích như sau: Khi ta cho vào khẩu phần ăn của gà một tỷ lệ bột lá thích hợp sẽ làm cho hàm lượng β caroten và xanthophyll trong khẩu phần ăn tăng lên. Chính hàm lượng β caroten và xanthophyll đã có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của gà, làm ảnh
hưởng tốt tới quá trình sản xuất trứng.
* So sánh TN1 (BLS) với TN2 (BC stylo)
Lô TN1 (BLS) có sản lượng trứng, sản lượng trứng giống, năng suất trứng, năng suất trứng giống lớn hơn TN2 (BC stylo) với sự sai khác rõ rệt (p<0,05).
Điều đó chứng tỏ BLS có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng tốt hơn là BC stylo.
Để thấy rõ hơn về sự ảnh hưởng của bột lá sắn và bột cỏ stylo đến sản lượng trứng và sản lượng trứng giống, chúng ta quan sát biểu đồ sau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.2: Biểu đồ sản lượng trứng và trứng giống của các lô thí nghiệm
Biểu đồ cho thấy cột biểu thị sản lượng trứng của lô TN1 (BLS) cao nhất sau đó đến lô TN2 (BC stylo) và cuối cùng là lô ĐC.