0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Kỹ thuật thu thập số liệu

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 42 -45 )

Tất cả trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại khoa đƣợc khám (phỏng vấn, khám lâm sàng) bởi nghiên cứu viên và các bác sĩ khoa Nhi Bệnh viện ĐKTƢTN, thông tin thu thập đƣợc ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu.

- Hỏi trực tiếp bà mẹ, ngƣời nhà về: + Giới, dân tộc

+ Tuổi thai

+ Cân nặng sơ sinh (đơn vị tính gam) dựa vào hỏi bà mẹ, ngƣời chăm sóc, giấy tờ từ khoa sản chuyển sang).

+ Tiền sử ngạt: Khai thác qua bệnh án chuyển viện

+ Tiền sử sản khoa: Khai thác qua bệnh án chuyển viện, cán bộ y tế đƣa đến, ngƣời nhà.

- Khám lâm sàng (thăm khám toàn diện):

+ Quan sát đánh giá xác định tuổi thai theo phân loại của Frinston [41].

+ Cân nặng vào viện: Cân bệnh nhân bằng cân điện tử Secacuar Nhật bản (độ nhạy đến 10 gam).

+ Xác định vùng vàng da trên cơ thể trẻ.

- Quan sát màu sắc: Thấy da có màu vàng, vàng sáng, rõ dƣới vết ấn ngón tay trên ngực, trên trán, trên bụng, cẳng tay, cẳng chân bệnh nhân.

- Đối chiếu bảng phân vùng vàng da của Kramer [13] để xác định mức độ vàng da của trẻ.

34

Bảng 2.1: Phân vùng vàng da của Kramer (1969) [13]

Các vùng trên

cơ thể Các vùng vàng da Bilirubin µmol/l (mg/dl)

1 Mặt 100 (4 – 8)

2 Vùng 1 + 1/2 ngƣời trên rốn 150 (5– 12) 3 Vùng 2 + 1/2 ngƣời dƣới rốn 200 (8 – 16) 4 Vùng 3 + từ đầu gối đến cổ chân 250 (11 – 18) 5 Vùng 4 + Bàn chân, bàn tay 270 (≥ 15)

+ Đánh giá các triệu chứng khác:

-Quan sát toàn trạng: Bệnh nhân ngủ hay li bì

-Khám đánh giá tình trạng tinh thần, thần kinh của trẻ thông qua các phản xạ sơ sinh, mức độ tỉnh táo, các dấu hiệu thần kinh bất thƣờng

-Chú ý: Các biểu hiện vàng da nhân não, li bì, bỏ bú hoặc bú kém, tăng trƣơng lực cơ, xoắn vặn, tình trạng khớp sọ và thóp.

+ Khám và đánh giá các bệnh lý kèm theo: Viêm phổi, viêm rốn, viêm ruột hoại tử, viêm da, viêm màng não mủ, tiêu chảy.

* Xét nghiệm thực hiện ở khoa Sinh hóa, Huyết học của Bệnh viện ĐKTƢWTN, kỹ thuật xét nghiệm đƣợc thực hiện trên máy tự động AU 400 của Nhật Bản

- Làm các xét nghiệm tại thời điểm vào viện + Sinh hóa máu

+ Công thức máu

+ Nhóm máu mẹ con, hệ Rh

* Số trẻ phải chiếu đèn, thay máu, chiếu đèn + thay máu.

- Tiêu chuẩn trẻ phải chiếu đèn, thay máu dựa vào định lƣợng nồng độ bilirubin máu theo tiêu chuẩn của AAP (Hội Nhi khoa Hoa Kỳ) [3], [13].

35

Bảng 2.2: Chỉ định chiếu đèn ở trẻ sơ sinh non tháng vàng da tăng bilirubin

Cân nặng(gam) Tuổi (giờ)

Biliribin toàn phần µmol/l

Dƣới 1500g Từ 1500 – 2000g Trên 2000g

Dƣới 24 Nguy cơ cao (>70) Nguy cơ cao (>70) >85

Từ 24 đến 48 >85 >120 >140

Từ 49 đến 72 >120 >150 >200

Trên 72 >140 >170 >240

Bảng 2.3: Chỉ định thay máu khi chiếu đèn thất bại

Cân nặng (gam) Tuổi (giờ)

Biliribin toàn phần µmol/l

Dƣới 1500g Từ 1500 – 2000g Trên 2000g

Dƣới 24 Từ 170 - 255 Trên 255 Từ 270 - 310

Từ 24 đến 48 Từ 170 - 255 Trên 255 Từ 270 - 310 Từ 49 đến 72 Từ 170 - 255 Trên 270 Từ 290 - 320

Trên 72 Trên 255 Trên 290 Từ 310 - 340

* Số ngày vàng da của trẻ.

* Tình trạng toàn thân qua chức năng hoạt động của các cơ quan bộ phận: Hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mức độ thiếu máu.

Tìm hiểu nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ gây vàng da thông qua xác định nhóm máu ABO, Rh, tiền sử sản khoa bất thƣờng, bệnh kèm theo.

* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến vàng da.

- Phân tích mối liên quan giữa vàng da và bệnh kèm theo, vàng da và tuổi thai cân nặng, vàng da và thuốc dùng cho mẹ, cách sinh, vàng da và nuôi dƣỡng, vàng da và một số xét nghiệm (albumin, protein, đƣờng máu, tỷ lệ prothrombin, nhóm máu mẹ con hệ ABO, hemoglobin)

36

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 42 -45 )

×