Hướng phát triển xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Việt Nam

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6.doc (Trang 28 - 30)

Nhìn chung, trong 20 năm qua, lĩnh vực XNK về cơ bản đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu ngoại tệ để trang trải nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ.

- Mục tiêu tổng quát trong chiến lược XNK của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010: trước mắt huy động mọi nguồn lực hiện có để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng, nâng cao hiệu quả đi đôi với chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỉ trọng hàng thô hoặc sơ chế, tăng xuất

bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 tối thiểu 18%. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phải bảo đảm tăng từ 17,5% trở lên so với 2007. Nhiệm vụ xuất khẩu năm 2008 tối thiểu sẽ đạt 47,74 tỉ USD, tăng 20% so với 2007, trong đó xuất khẩu vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương là 24,96 tỉ USD, tăng 21%; châu Âu 9,19 tỉ USD, tăng 21%; châu Mỹ 11,17 tỉ USD, tăng 22%; châu Phi – Tây Nam Á 2,42 tỉ USD, tăng 64%. Tập trung cao cho các mặt hàng có giá trị lớn như dệt-may, giày dép, thủy sản, linh kiện điện tử, đồ gỗ, cao-su, cà phê, gạo,... Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Algeria, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN. Khuyến khích các đơn vị tìm kiếm thị trường mới ở khu vực châu Phi, Trung Ðông, Australia và New Zealand.

- Đối với hàng nhập khẩu: ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Cố gắng sử dụng vật tư, thiết bị mà trong nước có thể sản xuất được để tiết kiệm ngoại tệ, nâng cao trình độ sản xuất. Hạn chế tới mức tối đa có thể được việc nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn (Mỹ, Nhật, Tây Âu); giảm nhanh tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian. Cơ cấu nhập khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng máy, thiết bị công nghiệp và công nghệ từ 27% năm 2000 lên 36% năm 2010, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ 69% năm 2000 xuống 60% năm 2010, giữ nguyên tỷ trọng hàng tiêu dùng ở mức 4%.

- Đến năm 2010, cơ chế đưa đồng tiền Việt Nam tham gia vào thanh toán XNK sẽ được xây dựng. Đây là một mục tiêu được đặt ra trong Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một mục tiêu khác của đề án là nhằm khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế.

- Theo đề án này, đến năm 2010, mục tiêu đề ra là tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để VND tham gia thanh toán XNK; tiếp tục tự do hóa có lựa chọn các giao dịch vốn, bước đầu cho VND tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

- Đáng chú ý là theo đề án trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, giảm và tiến tới xóa bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

TÓM LẠI: Rõ ràng chính sách của Nhà Nước trong thời gian tới vẫn là khuyến khích, tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi thế, nhu cầu được tài trợ về mặt tài chính cũng như trình độ quản lý, công nghệ hiện đại là rất lớn. Tiềm năng để các NH phát triển các dịch vụ về thanh toán cũng như tài trợ ngoại thương là rất lớn. Vấn đề lớn đặt ra cho các NH Việt Nam hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích nhất. Một mặt để gia tăng lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng mới, chiếm lĩnh thị trường, mặt khác nâng cao dần lợi thế cạnh tranh cả trên thị trường trong nước lẫn nước ngoài.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN – THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHCT-CN6.doc (Trang 28 - 30)