Phương pháp phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến còn được gọi là phương pháp quang phổ hấp thụ điện tử hay phổ phản xạ khuếch tán, là một trong những phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ điện từ.
Phương pháp này dựa trên bước nhảy của electron từ obitan có mức năng lượng thấp lên obitan có mức năng lượng cao khi bị kích thích bằng các tia bức xạ trong vùng quang phổ tử ngoại và khả kiến có bước sóng nằm trong khoảng 200 – 800 nm.
Phổ phản xạ khuếch tán là một phương pháp quan trọng dùng để xác định Ebg
của vật liệu. Sự chênh lệch về năng lượng giữa mức năng lượng thấp nhất của vùng hóa trị và năng lượng cao nhất của vùng dẫn được gọi là khe năng lượng vùng cấm (Ebg). Ebg của vật liệu cách điện thường lớn (>4 eV), đối với vật liệu bán dẫn Ebg nhỏ hơn (<3 eV). Khi bị kích thích bởi một photon có năng lượng đủ lớn, electron sẽ nhảy từ vùng hóa trị lên vùng dẫn.
Ebg được tính bằng công thức:
Ebg = 1240/λ (eV)
Trong một số phân tử hay nguyên tử, các photon của ánh sáng UV - Vis có đủ năng lượng gây ra sự chuyển dịch của các electron giữa các mức năng lượng. Bước sóng của ánh sáng hấp thụ là bước sóng có đủ năng lượng đòi hỏi để tạo ra bước nhảy của một điện tử từ mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao hơn. Các
bước nhảy này tạo ra dải hấp thụ tại các bước sóng đặc trưng ở các mức năng lượng của các dạng hấp thụ.
Đây là phương pháp dùng để xác định các chất khác nhau và trạng thái tồn tại của chúng.