- Lâm sàng chúng tôi đánh giá theo: + Cân nặng
+ Giai đoạn lâm sàng
+ Biểu hiện nhiễm trùng cơ hội
- Xét nghiệm: TCD4, huyết học, men gan (AST, ALT…)
2.3.4.Các phương pháp đánh giá
- Đối tượng của chúng tôi được chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Là những bệnh nhân điều trị được 6 tháng ARV.
+ Nhóm 2: Là những bệnh nhân điều trị ARV được từ 7 đến 12 tháng. + Nhóm 3: Là những bệnh nhân điều trị ARV được từ 13 đến 24 tháng. - Các thời điểm đánh giá điều trị ARV
+ Trước khi tham gia điều trị.
+ Sau khi điều trị đến tại thời điểm nghiên cứu. - Đánh giá tuân thủ điều trị.
- Đánh giá hiệu quả điều trị + Cân nặng.
+ Giai đoạn lâm sàng.
+ Các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
+ Các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc ARV. + Tế bào TCD4.
- Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả tuân thủ điều trị ARV:
+ Tuân thủ điều trị ARV tốt là đối tượng phải uống thuốc theo phác đồ bác sĩ điều trị chỉ định đạt trên 95% trở lên.
o Bệnh nhân phải uống thuốc đúng liều lượng chỉ định: Số lần quên thuốc trong 1 tháng nếu từ 0- 3 lần trở xuống là tuân thủ điều trị tốt.
o Đối với các thuốc uống 2 lần/ngày thì khoảng cách giữa các lần uống thuốc phải cách nhau 12 giờ để đảm bảo tác dụng và an toàn nồng độ đỉnh của thuốc, từ đó tránh nguy hiểm cho bệnh nhân. Như vậy, mỗi ngày bệnh nhân sẽ phải uống thuốc 2 lần vào những giờ nhất định.
o Thuốc ARV phải được uống đúng giờ, uống sớm hoặc muộn thuốc nghĩa là uống cách giờ quy định quá 60 phút.
Cách xử trí khi quên thuốc: Nếu quên thuốc dưới 4 giờ bệnh nhân phải uống bù ngay, nếu quá 4 giờ bệnh nhân phải chờ đến lần uống sau.
+ Tuân thủ điều trị ARV không tốt (xấu) là đối tượng tự thay đổi phác đồ, bỏ thuốc hay quên thuốc trên 3 lần trong tháng, uống thuốc không đúng khoảng thời gian quy định bắt buộc của phác đồ đang điều trị, và không biết các sử trí khi quên thuốc … thì dễ dẫn đến khả năng kháng thuốc và thất bại điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu.