Quá trình vận chuyển và tồn lƣu As và Mn trong tự nhiên [2] 1 Các quá trình vận chuyển

Một phần của tài liệu phân tích theo dõi và đánh giá sự biến thiên nồng độ các chất độc hại giải phóng ra môi trường từ xỉ thải pyrit trong điều kiện yếm khí mô phỏng tự nhiên (Trang 30 - 31)

1.3.1. Các quá trình vận chuyển

Quá trình vận chuyển và tồn lưu As, Mn và Fe trong tự nhiên một phần do sự di chuyển, giải thoát sinh hoá tự nhiên và các cân bằng giữa pha lỏng (nước) và pha rắn là (bùn, đất, đá) với bản chất của chúng trong các tầng, các đới và các vùng xác định. Bắt đầu từ các quá trình tự nhiên xói mòn, phong hoá và các quá trình sau phong hoá. Các khoáng vật chứa As, Fe, và Mn có thể bị hoà tan và đi ngay vào nước ngầm khi mà sự phong hoá xảy ra ngay ở tầng đất ngập nước. Chúng sẽ bị oxy hoá khi mức nước rút đi và thải As, Fe, và Mn vào nước ngầm. Khi sự phong hoá xảy ra trên mặt đất thì các phần tử chứa As, Fe, và Mn tan ra nó sẽ đi vào tầng nước mặt trước tiên. Phần lớn Fe và Mn ở trong nước sẽ kết hợp với các ion như ion sunfua, phốtphát, sunfat hoặc cacbonat có sẵn trong nước để trở về trạng thái không tan hoặc bị hấp phụ lên bề mặt các hạt chất rắn lơ lửng dạng keo và lắng xuống tầng đáy. Tại đây trong môi trường yếm khí, quá trình sinh hoá yếm khí xảy ra làm một phần kim loại này tan vào nước ngầm, hoặc do tạo phức tan với các chất hữu cơ nên vẫn tồn tại và phát tán theo nước. Quá trình cân bằng này đối với mỗi nguyên tố khác nhau là khác nhau và được quyết định bởi tính chất lý hoá của chính kim loại đó cùng với bản chất của môi trường xung quanh.

Như vậy, các hạt chất rắn là sản phẩm của quá trình phong hoá và các thành phần tiếp sau mà đặc trưng là những phần tử của sắt và mangan có thành phần như

dạng Fe2O3.nH2O và MnO2.nH2O hoặc các hạt khoáng sét mịn có khả năng hấp phụ

rất mạnh. Bản thân những vật chất này trôi theo các dòng sông, suối, hấp phụ các kim loại nặng hoặc các phân tử khác rồi bị lắng đọng trong các thung lòng hay bồi đắp lên các vùng đồng bằng châu thổ. Quá trình yếm khí sẽ xảy ra trong các tầng đáy hoặc tầng sa lắng, tạo môi trường khử do phân hủy các hợp chất hữu có phân tử

lượng nhỏ từ động, thực vật chết hoặc CO2, CH4 ... trong môi trường này các kim

loại nặng trong các hợp chất rắn bị chuyển từ hoá trị cao xuống hoá trị thấp và hoà tan vào nước.

31

Một phần của tài liệu phân tích theo dõi và đánh giá sự biến thiên nồng độ các chất độc hại giải phóng ra môi trường từ xỉ thải pyrit trong điều kiện yếm khí mô phỏng tự nhiên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)