2.1 . Khu vực lấy mẫu và Đối nghiên cứu.
Công ty Supephotphát và hóa chất Lâm Thao được khởi Công xây dựng từ tháng 3 năm 1959, và được sự giúp đỡ của Liên Xô đến tháng 6 năm 1962 đi vào sản xuất. Sau gần 50 năm liên tục sản xuất các loại phân bón cung cấp cho sản xuất nông, lâm nghiệp của cả nước với nguồn nguyên liệu chủ yếu từ quặng apatit, pyrit, các nhà máy của Công ty Supephotphat và hóa chất Lâm Thao đó thải ra trên địa bàn xã Thạch Sơn (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) một lượng xỉ thải pyrit khổng lồ. Theo khảo sát sơ bộ, bãi xỉ thải pyrit Thạch Sơn đến nay đã lên tới hơn một triệu tấn. "Mỏ" phế thải độc hại này cùng với chất thải của một số nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn là "nghi can" của căn bệnh ung thư gây hậu quả nặng nề đối với nhiều hộ dân xã Thạch Sơn. "Làng ung thư" trên đất Tổ Hùng Vương là nỗi nhức nhối, là sự quan tâm của dư luận.
Bao năm sống chung với khói và chất thải hóa chất, thậm chí khi người dân ở làng Thạch Sơn xung quanh Công ty Supephotphat và hóa chất Lâm Thao lần lượt “ra đi” vì căn bệnh khủng khiếp họ mắc phải đó là bệnh ung thư. Đến khi mất quá nhiều người, khánh kiệt tiền bạc với bệnh tật, họ mới bắt đầu thấy được hiểm hoạ của việc ''sống chung'' với chất thải, khí độc mấy chục năm nay... và từ đó họ lên tiếng “kêu cứu”. Sự kiện này làm cả nước quan tâm. Đã có rất nhiều các cơ quan chức năng, các tổ chức bắt tay vào nghiên cứu nguyên nhân gây ra căn bệnh hiểm nghèo này và thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thạch Sơn do chất thải của Công ty Supephotphat và hóa chất Lâm Thao.
Theo số liệu thống kê mới đây nhất về số người chết do mắc bệnh ung thư từ 1991-2005 ở xã Thạch Sơn có 304 người chết thì có 106 người chết vì bệnh ung thư (chiếm 34,86%). Trong đó: có 9 gia đình chết cả vợ và chồng, 7 gia đình chết cả bố mẹ và con, 3 gia đình có từ 3 người chết trở lên. Các bệnh ung thư thường gặp là: ung thư gan, ung thu vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư hạch, ung thư tử cung và ung thư phổi ... Những bệnh nhân này đều đã được bệnh viện K Trung ương chuẩn đoán và điều trị. Có 14 người đang mắc bệnh năm 2005, và con số này tính đến năm
55
2007 đã lên tới 22 người đang phải chống chịu với căn bệnh này, và con số này còn tiếp tục tăng. [9]
Tại khu Mon Dền xã Thạch Sơn, cách đây 15 năm đã có 200 hộ gia đình tự di dời đi nơi khác do ô nhiễm môi trường nặng từ Công ty Supephotphat – hóa chất Lâm Thao, 73% trong các hộ gia đình này có người chết vì bệnh ung thư. Những hộ dân sống cạnh bãi xỉ, cạnh mương nước thải của Công ty Supe có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao [28]
Làm việc với phóng viên Dân trí ngày 24/3/2005, ông Lê Văn Thái (Phó Chánh Văn phòng), ông Trần Ngọc Bách, Phó Giám đốc Công ty Supephotphat và hoá chất Lâm Thao thừa nhận, chất thải: xỉ pyrit, nước thải, khí thải của Công ty được xác định là một trong những tác nhân gây bệnh cho người dân ở Thạch Sơn.
Riêng trong mùa mưa năm ngoái, Công ty đó phải hỗ trợ thiệt hại gần 60 triệu đồng cho người dân Thạch Sơn khi cá chết nổi trắng đồng.
Hình 2.1. Ảnh khu dân cư trù phú trước đây (đã được di dời) nay thành cánh đồng ô nhiễm.
Về ô nhiễm, bà Trần Thị Thắng chủ tịch xã Thạch Sơn cũng nêu, từ năm 1959 đến nay, xã đó giao cho Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao 50ha đất, gần 50 năm qua, toàn bộ xỉ và rác thải, nước thải, của Công ty này thải trực tiếp ra gần khu dân cư sinh sống không hề qua xử lý. Các chất thải này không đường
56
ống, không bờ bao, tự do chảy thẳng ra cánh đồng Thạch Sơn 24/24h... Bà chủ tịch xã cho biết, người dân thì bị bệnh phổi, mắt, da vàng... nhưng không ai nghĩ do ô nhiễm. Nhưng hoa màu thì thiệt hại nặng nề: hơn 80ha gần nhà máy không thu được bao nhiêu, có những vụ mất 50 - 80% thậm chí mất 100% sản lượng. Một số diện tích ảnh hưởng nặng nhất được chuyển sang nuôi trồng thủy sản nhưng vài lứa đầu cá chết, ''quải'' vôi vào thì sống được nhưng khi gặp mưa, nước thải của nhà máy,
nước đọng ở bãi xỉ tràn vào, cá lại chết trắng đồng...
Hình 2.2. Nước thải từ nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đổ thẳng ra cánh đồng Thạch Sơn.
Hình 2.3.Cá chết sau cơn mưa, sau khi nước thải từ mương nhà máy tràn vào ao hồ Thạch Sơn.
57
Theo số liệu mới nhất hiện nay, Tại diễn đàn sức khỏe môi trường vừa tổ chức ở Hà Nội, TS Nguyễn Duy Bảo cho biết khu vực xã Thạch Sơn. Môi trường sống đều bị ô nhiễm. Khảo sát bước đầu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường cho thấy xã Thạch Sơn nằm trong Khu Công nghiệp Lâm Thao: Nước ăn uống, sinh hoạt nhiễm asen, axit, hàm lượng amoniac, vượt giới hạn cho phép; đất ô nhiễm axit và nhiều kim loại nặng như asen, mangan, chì, kẽm, ...
Không chỉ môi trường mà cả nông phẩm sản xuất ở Thạch Sơn cũng nhiễm độc. Các mẫu cá được kiểm nghiệm đều có hàm lượng kim loại như sắt, kẽm, chì, asen tương đối cao. Kim loại cũng có trong các mẫu rau trồng cạnh bãi xỉ của nhà máy Lâm Thao, thậm chí trong mẫu rau của một gia đình có lượng asen cao gấp đôi tiêu chuẩn. Đáng sợ nhất là sự có mặt của nguyên tố phóng xạ Thalium trong rau muống trồng cạnh mương dẫn nước thông với mương thoát nước ở bãi xỉ của Công ty Supe Lâm Thao, với hàm lượng cao gần gấp đôi chỉ tiêu cho phép.
Về nguồn nước, cả nước mặt và nước ngầm ở Thạch Sơn đều độc. Các ao hồ
có hàm lượng cao NH4+
, mangan, asen, chì, kẽm, sắt,... là những kim loại nặng có khả năng tích lũy nhiều trong cơ thể và gây ngộ độc mãn tính, dẫn đến nhiều bệnh tật cực kỳ nguy hiểm trong đó có ung thư. Các mẫu nước giếng được khảo sát có độ pH thấp hơn tiêu chuẩn về nước ngầm và nước sinh hoạt. Chỉ tiêu vi sinh và một số kim loại nặng như mangan, asen, chì, kẽm, sắt,... cũng không đạt yêu cầu. Từ kết quả đó Thủ tướng chính phủ quyết định cấp 15 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước và yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề ô nhiễm ở Thạch Sơn.
Bao nhiêu năm nay, người dân Thạch Sơn vẫn ăn uống và sinh hoạt bằng nguồn nước ngầm. Thời gian gần đây, nguồn nước ngầm này bỗng dưng vàng ệch và bốc mùi khó chịu. Càng ngày, các giếng nước trong vùng càng ''lộ'' ra sự ô nhiễm nặng đến mức bà con không ăn được, nhiều gia đình phải lấy nước ở xã khác về ăn.
Kể từ khi được phát hiện, “làng ung thư” Thạch Sơn vẫn trong tình trạng mỏi mỏi chờ được di dời và cấp nước sạch đầy đủ… Cho đến thời điểm này, dân làng vẫn phải thả cá, trồng rau trên vùng đất bị nhiễm độc. Dân làng vẫn ăn rau, thịt cá nhiễm độc và cũng bán cho người dân nơi khác. Trai gái trong làng từ lâu đã khó
58
lập gia đình xa bởi thiên hạ sợ lấy phải người ung thư…
Như vậy ngoài việc người dân trong xã Thạch Sơn chịu ảnh hưởng bởi các chất độc hại, mà những người sử dụng sản phảm nông phẩm bị nhiễm độc hại ở làng Thạch Sơn cũng sẽ bị ảnh hưởng mà không hề hay biết.
Xã Thạch Sơn lần lại danh sách người chết vì ung thư thì chủ yếu là những người dân sống ở khu Mon Dền trước đây. Thêm nữa, những hộ nào sống gần mương nước thải, cạnh bãi xỉ của Công ty Supe cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao. Đây là một mối lo lớn với lượng chất thải rất lớn mà các chưa có biện pháp sử lý nào triệt để.
Có những gia đình chết cả bố mẹ và con, giờ nhà bỏ hoang không ai ở; có dòng họ trong xã vừa thêm 1 người chết ở tuổi 40 vỡ bệnh ung thư, nâng số người chết vì bệnh này của dòng họ này lên tới... 25 người; có em bé vừa 15 tháng tuổi cũng bị căn bệnh nan y này ập đến...
Đồi Mon Dền, nằm ngay bờn cạnh Công ty Supephotphat và hoá chất Lâm Thao. Đồi này trước kia là một xóm dân cư thanh bình nhưng đã bị di dời sau khi nguồn nước bắt đầu ô nhiễm làm lúa cháy, mất trắng hoa màu... và hiện tượng ốm, viêm họng, ho, vàng da, đau mắt... ở người. Lúc ấy người dân vẫn chưa biết tai hoạ sẽ đến với mình.
Chỉ mới những năm 1976-1977, một người thương binh trong làng - anh Đào Văn Thách - không chịu nổi khi mất 3 người thân (mẹ, em gái và bố đẻ; và sau này chính anh cũng không thoát chết), đã dời nhà khỏi đồi. Từ đó, nhiều người dân Mon Dền mới lần lượt dời xa khu ''đồi chết''... hơn 73% hộ dân sinh sống ở đây bị mắc bệnh ung thư và chết
59
Hình 2.4 Đồi Mon Dền, nay là nghĩa địa của chính những người dân ở đây
[9, 10, 13, 15, 28]
Hiện nay nhà máy Supephotphat và hóa chất Lâm Thao đã xây dựng hệ thống 4 bể tuần hoàn sử lý nước thải và tái sử dụng, mương nước thải của nhà máy đã được xây dựng có nắp đậy kín thải ra sông Hồng. Áp dụng dây truyền sản xuất axit mới để nâng cao chất lượng khí thải nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường từ "bãi mỏ" xỉ thải này đó được các cấp, ngành và Công ty Supephotphat và hóa chất Lâm Thao quan tâm từ nhiều năm và đã có một số biện pháp nhằm giải phóng bớt lượng xỉ pyrit này song không mấy hiệu quả.
Hiện tượng nhiễm asen và mangan trong các nguồn nước do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng phong hóa của các khoáng chứa asenua và quá trình khử hòa tan của các dạng kết tủa của asenat trong điều kiện yếm khí. Để có được cái nhìn bao quát những vấn đề này đối tượng nghiên cứu của luận án là:
60
(1) Nghiên cứu, khảo sát khả năng giải phóng các kim loại độc hại As, Mn, Fe, Pb, Cd, Hg, Cu, Co, Ni, Cr, Zn tử xỉ pyrit ra môi trường nước qua quá trình rửa trôi, nhằm đánh giá khả năng gây ô nhiễm khi xỉ bị đổ ra bãi ngoài trời và chịu tác động rửa trôi của nước mưa.
(2) Nghiên cứu, khảo sát quá trình giải phóng các kim loại độc hại từ xỉ pyrit ra môi trường nước khi đống xỉ bị chôn vùi dưới đất (hoặc một tấng xỉ dày). Quá trình này là quá trình yếm khi mô phỏng tự nhiên.