Giải pháp giảm thiểu và cố định mangan

Một phần của tài liệu phân tích theo dõi và đánh giá sự biến thiên nồng độ các chất độc hại giải phóng ra môi trường từ xỉ thải pyrit trong điều kiện yếm khí mô phỏng tự nhiên (Trang 52 - 54)

Có nhiều phương pháp kinh điển đã được sử dụng để xử lý Mn nhưng phương pháp phổ biến hay sử dụng hiện nay là oxy hóa tạo hợp chất kết tủa Mn sau đó tiến hành lọc loại bỏ Mn.

Ahmad bin Jusoh., đã xử lý Mn và Fe trong nước ngầm bằng than hoạt tính. Tác giả dựa vào khả năng hấp phụ của than hoạt tính đối Mn và Fe khá cao và chỉ ra rằng dung lượng hấp phụ của than hoạt tính đối Mn là 25451mg/g; đối Fe là 36010mg/g.

Mn và Fe còn được xử lý bằng phương pháp oxy hóa sinh hóa, sử dụng vi sinh

vật như Leptothrix ochracea and Gallionella ferruginea làm giai đoạn trung gian để

oxy hóa Mn và Fe. Biện pháp thường áp dụng cho các nhà máy xử lý nước ngầm. R. Buamanh & B. Petrusevski, đã nghiên cứu cơ chế và điều kiện ảnh hưởng đến khả năng lọc loại bỏ Mn bằng cát như tốc độ lọc và pH...Kết quả chỉ ra tốc độ hấp phụ và oxy hóa của Mn rất chậm, cần tiến hành lọc chậm khi sử dụng cát làm vật liệu hấp phụ, xúc tác quá trình hấp phụ này Fe hydroxit, oxit sắt.

Tóm lại: qua quá trình nghiên cứu về sự tồn tại, chuyển hóa, vận chuyển và tồn lưu của As, Mn và Fe trong môi trường thông qua việc thu thập tài liệu có thể nhận định rằng asen và mangan tồn tại chủ yếu ở trạng thái rắn trong quặng và

53

khoáng chất, ở điều kiện bình thường cả hai nguyên tố không gây độc cho cơ thể con người, nhưng do tác động của điều kiện địa hóa, khí hậu thủy văn và hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người mà As, Mn giải phóng vào nước, đất và không khí gây ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm As và Mn trong môi trường nước là vấn đề quan trọng đã được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm đến, bởi hai nguyên tố này tác nhân gây ung thư ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng nói riêng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống con người nói chung. Nhưng cơ chế cụ thể và tổng thể của các quá trình đó xảy ra trong môi trường nước như thế nào thì chưa thật sự được làm sáng rõ. Chính vì vậy tác giả luận án lắp đặt thiết bị mô phỏng điều kiện oxy hóa khử tự nhiên và cô lập trong một hệ thống khép kín để làm rõ các chuyển hóa cơ bản của As, Mn và Fe trong môi trường. Dựa trên cơ chế quá trình chuyển hóa đó đề xuất công nghệ mới xử lý As, Fe và Mn ngay tại nguồn hiện nay chưa được đề cập tới.

54

Một phần của tài liệu phân tích theo dõi và đánh giá sự biến thiên nồng độ các chất độc hại giải phóng ra môi trường từ xỉ thải pyrit trong điều kiện yếm khí mô phỏng tự nhiên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)