Sau khi tiến hành điều tra thực trạng dạy học chương “Cảm ứng điện từ” tại trường VHI - BCA, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
a) Về phương pháp giảng dạy của giáo viên
hiện tượng, nhấn mạnh cho HS những kiến thức cơ bản và nội dung quan trọng, cuối cùng là yêu cầu HS áp dụng công thức làm bài tập.
Nhiều GV muốn phát huy tính tích cực hoạt động của HS bằng việc đặt ra các câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời nhưng hầu hết các câu hỏi chỉ là kiểm tra kiến thức cũ của HS mà chưa có tác dụng kích thích hứng thú học tập của các em. Việc tổ chức cho các em tự chiếm lĩnh kiến thức chưa được GV quan tâm do chất lượng HS còn thấp, chuẩn bị cho một tiết học như vậy tốn khá nhiều thời gian.
Còn nhiều GV thờ ơ với quan điểm cần bồi dưỡng phương pháp nhận thức khoa học cho HS. Trong đó PPTN đã trở thành một yếu tố kiến thức cần phải trang bị cho HS, giúp HS tăng cường tính tích cực trong học tập. Vì thế, HS thật sự lúng túng trong việc trả lời những câu hỏi liên quan đến kĩ năng của PPTN như đo đạc, đọc số liệu, tính toán sai số…
b) Về thái độ học tập của học sinh
- Đa số HS còn thụ động, chưa tích cực suy nghĩ mà chỉ ngồi nghe giảng, ghi chép và học thuộc. Những tiết học lí thuyết có thí nghiệm HS thường theo dõi GV tiến hành thí nghiệm. HS ít được tham gia dự đoán, đề xuất thí nghiệm hay tiến hành thí nghiệm trực diện tại lớp. Khi được GV yêu cầu trả lời cho những vấn đề mà GV đặt ra thì các em rất thiếu tự tin và khả năng trình bày ý kiến của bản thân mình rất kém.
- HS quen với việc sau khi học lí thuyết sẽ được hướng dẫn giải một số bài tập mẫu, sau đó làm những bài tập tương tự. HS chỉ chú trọng đến việc giải có đúng bài tập hay không và giải bài tập một cách máy móc, chỉ quan tâm đến đáp số mà ít chú trọng đến ý nghĩa Vật lí của đáp số đó.
c) Về ứng dụng máy vi tính vào dạy học bộ môn
Mô phỏng nhờ máy vi tính (Computersimulation) theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là một phương pháp nhận thức. Nó xuất phát từ các tiên đề hay các mô hình (các phương trình hay các nguyên lí.. Vật lí) được viết dưới dạng toán học, thông qua vận dụng các phương pháp tính toán trên mô hình nhờ máy vi tính (MVT) để giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng, quá trình vật lí một cách trực quan và chính xác hơn để dễ quan sát và nghiên cứu.
- Mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lí để qua đó tìm ra các kiến thức mới (mối quan hệ, qui luật mới...) bằng con đường nhận thức lí thuyết.
Ngoài khả năng mô phỏng một cách trực quan và chính xác các hiện tượng, quá trình vật lí, qua mô phỏng, MVT còn có thể tạo điều kiện cho người nghiên cứu đi sâu vào và tìm ra các mối quan hệ có tính bản chất của các hiện tượng, quá trình vật lí. Sở dĩ thực hiện được điều đó là do các chức năng ưu việt trong việc tính toán và xử lí số liệu của MVT. Vai trò của máy vi tính ở đây là tạo ra các khả năng mới trong tính toán: khả năng rút ngắn thời gian tính toán và đặc biệt là khă năng có thể tìm ra lời giải các bài toán, (nếu không có máy vi tính thì trong điều kiện ở trường phổ thông, với công cụ toán học còn thiếu và không được bổ xung thì không có khả năng giải được).
Thêm vào đó, máy vi tính có khả năng hiển thị các kết quả tính toán, xử lí số liệu dưới nhiều dạng trực quan khác nhau tạo điều kiện người nghiên cứu dễ phát hiện ra các mối quan hệ chứa đựng trong đó [14].