II. Chuẩnbị : GV:
1. Định nghĩa
GV: Như các em đã biết, từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian
mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.Người ta thường biểu diễn từ trường bằng các đường sức. Đường sức mau ở nơi từ trường mạnh và thưa ở nơi từ trường yếu. Vậy em nào có thể nhắc lại khái niệm từ trường đều?
HS: Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm;
các đường sức là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
GV: Để hiểu khái niệm từ thông, trước hết các em hãy đọc phần I trong SGK và trả
lời câu hỏi “Từ thông là gì”?
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Đặt vòng dây kín (C) có diện tích S trong từ trường đều có cảm ứng từ 𝐵 , 𝑛 là véc tơ pháp tuyến dương vuông góc với S, α là góc giữa 𝐵 và 𝑛 . Khi đó đại lượng:
= 𝐵. 𝑆. 𝑐𝑜𝑠𝛼 gọi là từ thông qua diện tích S.
GV: Vậy chúng ta tiến hành một TNMP để khảo sát. GV tiến hành TNMP mô tả
số đường sức đi qua diện tích S của mạch kín (C). Từ đó hãy quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra?
Hình 2.1. TNMP mô tả số đường sức đi qua vòng dây (C) có diện tích S
HS: Có một số đường sức từ xuyên qua diện tích S.
Hình 2.2. Từ thông qua vòng dây (C) có diện tích S
với vectơ pháp tuyến 𝑛 dương đặt trong một từ trường đều
GV: Đúng, về mặt định tính thì số đường sức từ qua diện tích S gọi là từ thông . Vậy về mặt định lượng thì từ thông phụ thuộc vào những yếu tố nào? Các em hãy quan sát lại thí nghiệm và băng video để trả lời câu hỏi này.
HS: Quan sát thí nghiệm mô phỏng do GV tiến hành và đoạn băng video về từ thông, thảo luận nhóm và đưa ra kết luận: Từ thông qua vòng (C) dây phụ thuộc vào độ mạnh yếu của từ trường 𝐵 (độ mau thưa của các đường sức), diện tích S của vòng dây và góc α.
GV: Em hãy giải thích cụ thể? HS: Cụ thể:
+ Từ thông qua vòng dây (C) phụ thuộc vào độ mạnh yếu của từ trường 𝐵 và diện tích S của vòng dây và vào góc α.
+ Khi từ trường B hoặc diện tích S của vòng dây tăng thì số đường sức từ qua diện tích S tăng và do đó từ thông qua diện tích S tăng và ngược lại.
+ Vì góc α chọn tùy ý nên giá trị của từ thông có thể dương, âm hoặc bằng không. Nếu α = 900 (cosα = 0) thì = 0 Nếu 0 < α < 900 (cosα > 0) thì > 0 Nếu 900< α < 1800 (cosα < 0) thì < 0 Nếu α = 00 (cosα = 1) thì max = BS
GV(kết luận):-Vậy chúng ta đã xây dựng được khái niệm từ thông.
- Về ý nghĩa thì từ thông chính là số đường sức từ xuyên qua diện tích S của vòng dây (C).