Định luật Fa-ra-đây:

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm mô phỏng vật lý trong dạy học chương cảm ứng điện từ lớp 11 thpt nhằm tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh trường văn hóa i - bộ công an (Trang 49 - 50)

II. Chuẩnbị : GV:

2.Định luật Fa-ra-đây:

Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kínđó.

Biểu thức của định luật:

𝑒𝑐 = −𝑡 hoặc 𝑒𝑐 = 𝑡

GV: (Lưu ý HS): dấu trừ xuất hiện trong công thức là để phù hợp với định luật Len-Xơ (Sẽ xét cụ thể ở phần sau).

GV: (Yêu cầu HS đọc và hoàn thành yêu cầu C2) nghiệm lại rằng trong công thức

(2.1) hai vế đều có cùng đơn vị ?

HS: Trong công thức (2.1) nếu ec đo bằng (V), ∆Ф đo bằng (Wb), ∆t đo bằng(s). Ta có công thức tính suất điện động cảm ứng: 𝑒𝑐 = 𝑡

Do đó, đơn vị của suất điện động cảm ứng sẽ được biến đổi như sau: 𝑊𝑏 𝑠 = 𝑇. 𝑚2 𝑠 = 𝑁 𝐴. 𝑚. 𝑚2 𝑠 = 𝑁. 𝑚 𝐴. 𝑠 = 𝐽 𝐶 = 𝑉

GV: Đúng. Chúng ta biết rằng chiều của suất điện động cảm ứng là chiều của dòng

thông qua mạch. Vậy thì chiều của suất điện động cảm ứng và chiều biến thiên của từ thông qua mạch phải có mối quan hệ với nhau, ta đi tìm mối quan hệ đó.

Hoạt động 3: QUAN HỆ GIỮA SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG VÀ ĐỊNH LUẬT LEN-XƠ

GV: Theo các em thì suất điện động cảm ứng có chiều như thế nào?

HS: Chiều của suất điện động cảm ứng phụ thuộc vào chiều biến thiên của từ

thông.Vì chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào chiều biến thiên của từ thông (Theo định luật Len-Xơ), mà chiều của dòng điện cảm ứng lại chính là chiều của suất điện động cảm ứng.

GV: Vậy các em hãy chỉ ra mối quan hệ đó? HS: Suy nghĩ.

GV(Gợi ý): Mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len- Xơ chính

là mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng với chiều biến thiên của từ thông qua mạch kín đó.

- Trước hết ta chọn chiều của mạch (C) phù hợp với chiều của đường sức của NC qua (C) theo quy tắc nắm tay phải, và chọn chiều pháp tuyến dương để tính từ thông. Ví dụ:

Từ hình vẽ, hãy xác định chiều của suất điện động cảm ứng (Tức là chiều của dòng điện cảm ứng)

+ Khi từ thông qua mạch tăng? + Khi từ thông qua mạch giảm?

HS:

+ Khi từ thông tăng thì suất điện động cảm ứng ngược chiều dươngcủa mạch, khi đó ec<O

+ Khi từ thông giảm thì suất điện động cảm ứng là chiều dươngcủa mạch, khi đó ec >O.

GV: Đúng.

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm mô phỏng vật lý trong dạy học chương cảm ứng điện từ lớp 11 thpt nhằm tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh trường văn hóa i - bộ công an (Trang 49 - 50)