Phương pháp lấy và bảo quản mẫu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 27 - 31)

Đây là phƣơng pháp bắt buộc phải có và phải thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình làm đề tài, việc lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ cho ra các kết quả trực quan phản ánh chất lƣợng môi trƣờng ở khu vực nghiên cứu. Hạn chế việc xảy ra sai sót trong quá trình này nếu không sẽ ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu.

Quy trình lấy mẫu

- Mẫu sẽ đƣợc lấy dọc theo tuyến thải của cơ sở khai thác quặng thiếc. - Do toàn bộ tuyến thải dài khoảng 5km và có các đoạn uốn lƣợn, gấp khúc nên các vị trí lấy mẫu đƣợc chọn theo hình 1 và bảng 3 trên cơ sở các đặc điểm của dòng thải. Mẫu đƣợc lấy bắt đầu từ điểm xả thải đầu tiên (sau hệ thống xử lý) cho đên chân cầu Nậm Tôn khi nƣớc thải từ suối chảy vào sông Con.

- Mực nƣớc tại các vị trí lấy mẫu khá nông (43 cm – 66 cm) nên việc lấy mẫu chỉ cần thực hiện trực tiếp ở độ sâu ~ 20cm.

- Sử dụng chai nhựa PE để thu mẫu nƣớc. Để thu mẫu trầm tích nghiên cứu thì sử dung bộ dụng cụ lấy mẫu trầm tích nhãn hiệu “Wildconsin hand corer” tiến hành lấy mẫu bùn ở tầng mặt ngay tại các vị trí lấy mẫu nƣớc. Đặt dụng cụ vào đáy trầm tích và móc giữ phần đầu vào máy. Sau đó cuộn và kéo tự do để thu hồi mẫu. Ngay khi ống đƣợc kéo lên, van rung sẽ bịt kín đáy của ống lấy mẫu. Ống này nằm dọc theo đáy và dài từ 50-75 cm dƣới nƣớc.

Vị trí lấy mẫu

2 loại mẫu nƣớc và trầm tích đƣợc thu ở các vị trí nhƣ sau

 Điểm xả thải đầu tiên sau quá trình khai thác, chế biến và xử lý của cơ sở sản xuất.

 Các mẫu tiếp theo đƣợc lấy dọc theo Suối Bắc ra đến cửa sông Con để xác định mức độ lan truyền và lắng đọng KLN.

20

Bảng 3 : Địa điểm các vị trí lấy mẫu

TT Địa điểm lấy mẫu Ký hiệu

T1 Điểm xả thải đầu tiên ra môi trƣờng N1, Đ1

T2 Cách điểm xả 100m N2, Đ2

T3 Cách điểm xả 500m N3, Đ3

T4 Cách điểm xả 1000m N4, Đ4

T5 Cách điểm xả 2000m N5, Đ5

T6 Cách điểm xả 3000m N6, Đ6

T7 Chân cầu Nậm Tôn, cửa ra sông Con N7, Đ7

Bảo quản mẫu

- Mẫu nƣớc sau khi lấy đƣợc tiến hành lọc ngay tại nơi thu mẫu và tiến hành bảo quản mẫu theo TCVN 6663 – 3 :2008

Cụ thể là thêm 2ml HNO3 đặc/L(đƣa pH < 2) đối với các kim loại Cu, Pb, Zn, Fe, Mn và As. Thêm 1ml HNO3 và 1mg K2Cr2O7 trên 1L nƣớc đối với Hg. Riêng Sn sẽ đƣợc bảo quản bằng cách thêm 2ml HCl (đƣa pH < 2) để tiến hành phân tích thiếc tổng số.

- Các mẫu nƣớc sau khi đƣợc lọc và bảo quản thì cho vào hộp có chứa đá lạnh để hạn chế sai số trong quá trình phân tích. Giữa các bình chứa mẫu có một lớp xốp mỏng để ngăn cản sự va đập gây vỡ bình trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm trƣớc khi phân tích thì tiến hành bảo quản mẫu ở t0 ≤ 40C. Thời gian tồn lƣu mẫu tối đa là 1 tháng.

- Mẫu đất/trầm tích đƣợc cho vào các túi nhựa PE và đƣợc phân tích tại Phòng phân tích chất lƣợng môi trƣờng, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An.

21

22

Hình 2 : Sơ đồ các vị trí lấy mẫu

§-êng vµo XN Khu nhµ ë Khu V¨n phßng X-ëng tuyÓn Hồ lắng 1 Hồ lắng 2 Tr¹m b¬m n-íc mÆt Suèi B¾c Cầu Nậm Tôn

§iÓm lÊy mÉu T1

T2 T3 T4 T5 T6 T7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 27 - 31)