CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kết quả quan trắc và phân tích kim loại nặng
3.2.1. Hàm lượng các kim loại nặng có trong nước
Bảng 11 : Hàm lượng kim loại nặng trong nước
Thông
số Đơn vị Nồng độ (mg/L) QCVN
40:2011/BTNMT
QCVN 08:2008/BTNMT
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 A B A1 A2 B1 B2
As mg/l 0,721 0,665 0,430 0,212 0,132 0,099 0,077 0,05 0,1 0,01 0,02 0,05 0,1 Hg mg/l 0,006 0,0043 0,0034 0,0017 0,0009 0,0003 0,0003 0,005 0,01 0,001 0,001 0,001 0,002
Cu mg/l 0,84 0,63 0,44 0,26 0,19 0,15 0,1 2 2 0,1 0,2 0,5 1
Pb mg/l 0,844 0,732 0,620 0,431 0,278 0,130 0,059 0,1 0,5 0,02 0,02 0,05 0,05
Zn mg/l 10,52 9,67 8,1 6,03 4,87 3,81 3,22 3 3 0,5 1 1,5 2
Fe mg/l 156,4 113,42 89,46 63,5 42,15 28,79 16,73 1 5 0,5 1 1,5 2
Sn mg/l 2,68 2,14 1,83 1,41 0,97 0,65 0,33 0,2 1 - - - -
Mn mg/l 0,856 0,782 0,531 0,421 0,238 0,179 0,130 0,5 1 - - - -
40
Hình 10 : Sự biến thiên nồng độ As trong nước
Hình 11 : Sự biến thiên nồng độ Hg trong nước
Hình 12 : Sự biến thiên nồng độ Cu trong nước
41
Hình 13 : Sự biến thiên nồng độ Pb trong nước
Hình 14 : Sự biến thiên nồng độ Zn trong nước
Hình 15 : Sự biến thiên nồng độ Sn trong nước
42
Hình 16 : Sự biến thiên nồng độ Fe trong nước
Hình 17 : Sự biến thiên nồng độ Mn trong nước
Từ kết quả phân tích dễ dàng nhận thấy ngay tại điểm xả thải đầu tiên ra môi trường thì hàm lượng của gần như tất cả các kim loại nặng đều cao hơn rất nhiều so với QCVN 40 :2011/BNTMT (chỉ trừ Cu, Hg, Mn). Cụ thể As cao hơn 7,2 lần, Pb cao hơn 1,7 lần, Zn cao hơn 3,5 lần, Fe cao hơn 31,2 lần. Sn cao hơn 2,68 lần. Rừ ràng chất lượng nước thải không đảm bảo để thải ra môi trường nước xung quanh.
- So sánh với cột B2 của QCVN 08 :2008/BTNMT, nhận thấy chỉ từ Cu nằm trong giới hạn cho phép thì tất cả các KLN khác đều cao hơn tiêu chuẩn về chất
43
lượng nước mặt, vì vậy chất lượng nước tại điểm T1 không thể dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt hay tưới tiêu thủy lợi.
- Tại điểm T2, cách điểm xả thải 100m có sự thay đổi về nồng độ kim loại nặng. Cụ thể là hàm lƣợng các KLN đều giảm hơn so với điểm T1 nhƣng so sánh với QCVN 08 :2008/BTNMT thì tất cả các KLN vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Nguyên nhân của việc giảm nồng độ KLN chủ yếu là do nước trên thượng nguồn chảy xuống, quá trình tự làm sạch của nước và một phần do quá trình lắng đọng của KLN xuống trầm tích.
- Nồng độ KLN tiếp tục giảm xuống nhƣng vẫn vƣợt mức cho phép, đặc biệt so với cột B2 những KLN nhƣ As vƣợt mức 4,3 lần, Pb vƣợt mức 12,4 lần, Fe vƣợt mức ~50 lần. Đến khoảng cách 500m so với điểm xả thải chỉ có Cu là KLN duy nhất nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hiện tại, nước ở khu vực này vẫn chưa thể dùng cho mục đích sinh hoạt. Cần phải có những biện pháp cụ thể để làm giảm bớt nồng độ KLN trong nước.
- Tại điểm T4 là khu vực bắt đầu có sự sinh sống của người dân. Hiện tại điểm T4, nồng độ Hg đã gần đạt đến mức chấp nhận đƣợc nhƣng các KLN còn lại vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Quá trình lan truyền KLN diễn ra nhƣng nồng độ KLN vẫn cao nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước để trung hòa KLN khá ít kèm theo đó là độ dốc của suối khá lớn (30350) cộng với tốc độ chảy của nước khá nhanh (30,7 L/s).
- Tại điểm T5, nồng độ KLN so với QCVN 40 :2011 thì đa phần KLN đều có nồng độ nằm trong tiêu chuẩn cho phép chỉ trừ As, Zn và Fe. Tuy nhiên đây chỉ là tiêu chuẩn nước thải của cơ sở khai thác, nếu so sánh với QCVN 08 :2008 về chất lượng nước mặt thì chỉ có Hg và Cu là KLN nằm trong tiêu chuẩn cho phép về nước sinh hoạt. Hiện tại vị trí T5 thì người dân vẫn không nên lấy nước tại khu vực này để sinh hoạt.
- Hiện trong QCVN 08 :2008 vẫn chƣa quy định về nồng độ của Sn và Mn nên chưa thể so sánh nhưng nếu so sánh với TCVN 5942 – 1995 về chất lượng nước
44
mặt thì nồng độ của 2 kim loại này đã nằm trong tiêu chuẩn cho phép ( trong TCVN 5942 – 1995 quy định nồng độ của Sn là 2 mg/L, nồng độ của Mn là 0,8 mg/L).
- Tại điểm T6, cách điểm xả thải 3000m, lƣợng dân cƣ 2 bên tuyến thải đông hơn rất nhiều, nồng độ của các KLN mới chỉ đạt tiêu chuẩn so với cột B2 của QCVN 08 :2008 (trừ Pb, Zn, Fe) nhƣng vẫn cao hơn cột A2. Cụ thể As gấp 5 lần, Pb gấp 6,1 lần, Zn gấp 3,81 lần, Fe gấp 28,79 lần nhưng người dân xung quanh vẫn sử dụng nước ở đây trong quá trình sinh hoạt. Đây là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về da, mắt và hệ hô hấp của người dân khu vực xung quanh.
- Với khoảng cách 3000m nhưng nồng độ của KLN trong nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho việc tưới tiêu chứng tỏ khả năng lan truyền của kim loại nặng rất lớn, cần phải có những biện pháp xử lý để giảm nồng độ KLN tại điểm xả thải và trong quá trình lan truyền KLN.
- Điểm T7 là điểm cuối cùng của tuyến thải, cách điểm xả 5000m. Tại đây, nồng độ Cu, Hg, Sn, Mn đã nằm trong tiêu chuẩn cho phép tại cột A2 của QCVN 08 :2008. Nồng độ Pb và As có cao hơn tiêu chuẩn nhƣng độ chênh lệch không nhiều. Nồng độ Zn cao hơn 3,22 lần, Fe cao hơn 16,73 lần. Hiện tại, nếu nhƣ muốn sử dụng nước tại đây để phục vụ cho sinh hoạt hay tưới tiêu thủy lợi thì cần các biện pháp xử lý để giảm nồng độ các kim loại nặng nhƣ As, Pb, Zn, Fe xuống tiêu chuẩn cho phép.
- Khả năng lan truyền của KLN trong tuyến thải lớn nên tại điểm cuối cùng trước khi suối Bắc chảy vào sông Con thì vẫn còn những KLN có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn. Cần phải có những biện pháp quản lý và xử lý để giảm thiểu nồng độ KLN trong thời gian gần nhất.
45