Các phương pháp quan trắc và phân tích KLN

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 25 - 27)

Có rất nhiều phƣơng pháp phân tích kim loại nặng có thể dùng để xác định hàm lƣợng KLN trong đất và nƣớc, 2 nhóm phƣơng pháp thƣờng đƣợc dùng nhất là phƣơng pháp hóa học (PP cổ điển) và phƣơng pháp hóa lý (PP công cụ).

Phương pháp hóa học

Các phƣơng pháp hóa học đƣợc sử dụng nhiều nhất là phƣơng pháp thể tích và phƣơng pháp trọng lƣợng.

Phương pháp thể tích

Là phƣơng pháp cổ điển phân tích định lƣợng dựa trên việc đo thể tích dung dịch chuẩn (đã biết chính xác nồng độ) cần dùng để phản ứng vừa đủ với kim loại nặng có mặt trong mẫu.

Phương pháp trọng lượng

Là phƣơng pháp phân tích trọng lƣợng dựa vào việc cân khối lƣợng sản phẩm đƣợc tách bằng phản ứng kết tủa để từ đó xác định đƣợc hàm lƣợng kim loại nặng có mặt trong mẫu.

18

Nói chung, phƣơng pháp phân tích trọng lƣợng là phƣơng pháp có phạm vi ứng dụng rộng rãi, xác định đƣợc nhiều chất khác nhau tuy nhiên việc phân tích kim loại nặng bằng phƣơng pháp này tốn rất nhiều thời gian, hơn nữa đối với các kim loại nặng có nồng độ thấp thì phƣơng pháp này cho kết quả kém chính xác.

Các phương pháp hóa lý

Các phƣơng pháp hóa lý hiện đang đƣợc sử dụng nhiều là: phƣơng pháp quang, phƣơng pháp điện hóa và phƣơng pháp tách/ sắc ký

Phương pháp quang

Các phƣơng pháp quang đƣợc sử dụng để phân tích kim loại nặng thƣờng là trắc quang, AAS, AES, AES – MS, AAS – MS. Đặc điểm chung của các phƣơng pháp quang là thực hiện nhanh, thuận lợi, độ nhạy, độ chính xác cao có thể phát hiện các nguyên tố vết từ 10-6 mol/L đến 10-12 mol/L; tuy nhiên việc sử dụng các máy móc trong phân tích quang đòi hỏi ngƣời thực hiện có chuyên môn cao, hơn nữa giá thành cao cũng là một hạn chế trong việc sử dụng rộng rãi các phƣơng pháp quang.

Phương pháp điện hóa

Các phƣơng pháp điện hóa đƣợc sử dụng để phân tích kim loại nặng bao gồm: phƣơng pháp cực phổ dòng một chiều, phƣơng pháp von – ampe hòa tan, ngoài ra còn phƣơng pháp von – ampe hòa tan xung vi phân (DP – ASV). Tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp quang, phƣơng pháp điện hóa có thể xác định đƣợc nhiều kim loại nặng, độ chính xác lên đến 10-9

mol/L. Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp này cũng gặp nhiều hạn chế do giá thành phân tích cao, quy trình phân tích đỏi hỏi nhiều kinh nghiệm để tránh sai số trong quá trình phân tích.

Phương pháp tách / sắc ký

Các phƣơng pháp trao đổi, chiết (phức cơ – kim), sắc ký trao đổi ion đều là những phƣơng pháp thuộc dòng phƣơng pháp tách / sắc ký. Phƣơng pháp này có giá

thành dụng cụ thấp hơn tuy nhiên độ chính xác không bằng 2 phƣơng pháp trên (tầm 0,01 mmol/L), hơn nữa, quy trình phân tích cũng đòi hỏi nhiều công đoạn.

19

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 25 - 27)